Thể dục: Chạy chậm 100m
Thể dục: Chạy chậm 100m - TCDG: Lộn cầu vồng. 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/the-duc-chay-cham-100m.html
Thể dục: Chạy
chậm 100m
- TCDG: Lộn cầu vồng.
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết chạy
chậm với chiều dài từ 100m.
- Kỹ năng:
+ Trẻ thực hiện
đúng theo hiệu lệnh của cô, tập thành thạo các bài tập PTC.
- Thái độ:
+ Trẻ hứng thú
khi tham gia các vận động và trò chơi. Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi
tham gia thực hiện vận động.
2. Chuẩn bị:
- Sân bằng
phẳng, rộng rãi, sạch sẽ.
- 2 vạch xuất
phát, xắc xô.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1:
Vào bài.
- Cô dẫn trẻ
xuống sân và trò chuyện cùng trẻ:
+ Muốn cho cơ
thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? Để làm được mọi việc trước hết cần có đôi
tay dẻo dai và đôi chân khỏe mạnh. Vậy chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2:
Khởi động.
- Cho trẻ đi
thành vòng tròn kết hợp bài hát “Sắp đến tết rồi” để phối hợp đi chạy và đổi
các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm. Về 3 hàng ngang tập bài tập PTC.
* Hoạt động 3: Trọng động:
* BTPTC: Mỗi ĐT tập 3l
x 8n, riêng ĐT tay, chân tập 4l x 8n.
- Động tác tay:
Giơ hai tay song song trước mặt sau đó về tư thế chuẩn bị và đổi hai tay song
song trên đầu.
-
Động tác chân: Hai tay chống hông, chân phải co cao đầu gối. Hạ chân phải
xuống, đứng thẳng. Chân trái co cao đầu gối, hạ chân trái xuống đứng thẳng.
-
Động tác lưng: Hai tay chống hông, nghiêng người sang phải, trở về tư thế ban
đầu, nghiêng người sang trái, trở về tư thế ban đầu.
-
Động tác bật: Bật tách chụm chân.
* VĐCB: Cô chuyển trẻ thành 2 hàng
ngang đối diện.
- Cô giới thiệu vận động chạy chậm 100m
và làm mẫu cho trẻ thấy.
- Lần 2 cô làm mẫu kết hợp phân tích
động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có khẩu lệnh “Chuẩn bị”, người cúi
xuống chân co chân thẳng hai tay chống bằng nhau trước vạch xuất phát. Khi nghe
hiệu lệnh “Chạy” bắt đầu đẩy chân sau lấy đà và chạy về phía trước với tốc độ
chậm. Khi chạy mắt hướng về phía trước và chạy thẳng về phía trước.
- Cho hai trẻ lên làm thử, sau đó cho
trẻ lần lượt lên thực hiện.
- Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ.
Sau khi trẻ thực hiện hết, cô cho hai tổ thi đua xem tổ nào khéo léo hơn.
- Trẻ thực hiện xong cô nhận xét và
tuyên dương trẻ.
* TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cô cùng trẻ nêu cách chơi, cách chơi
và cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ làm những chú chim bay nhẹ
nhàng xung quanh sân trường 1 - 2 vòng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Vẽ tự do trên sân trường.
- Chơi tự do với phấn, lá, bóng...
1. Mục đích:
- Trẻ ra sân
được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe
và thể lực.Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ những loại hoa mà trẻ
thích. Qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa. Biết rữa tay đúng
và biết tiết kiệm nguồn nước.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ,
bằng phẳng. Phấn đủ cho trẻ, bóng, giấy…
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
- Cô và trẻ cùng
thảo luận về nội quy khi ra sân?
* Vẽ tự do hoa
mùa xuân trên sân.
- Cô mời trẻ đọc bài thơ “Hoa đào, hoa
mai” và trò chuyện:
+ Lớp mình vừa đọc bài thơ nói về hoa
gì? Hoa đào, hoa mai có màu gì? Thường được trồng ở đâu? Ngoài hoa đào và hoa
mai ra cháu có biết ngày tết còn có những hoa gì nữa?
- Cô vẽ mẫu hoa đào, hoa mai cho trẻ
xem, hỏi trẻ: Cô vừa vẽ hoa gì? Vẽ như thế nào? Cháu thích vẽ hoa gì? Muốn vẽ
được những loại hoa đó cháu vẽ như thế nào? (4 - 5 trẻ).
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ những loại hoa
mà trẻ thích, trong quá trình trẻ vẽ cô đến bên từng trẻ gợi hỏi: cháu vẽ hoa
gì? vẽ như thế nào? Cháu nào còn yếu cô đến động viên và giúp đở trẻ để trẻ có
được sản phẩm. Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
* Ch¬i tù do:
- Ch¬i víi bãng, phÊn, giÊy… C« bao qu¸t trÎ ch¬i an
toµn. Ch¬i xong c« cho trÎ ®i röa tay
* Hoạt động góc: Góc xây dựng ( ch ính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động:
-
Tập một số tiết mục văn nghệ chào xuân.
- Trẻ tập
cắm hoa, bày mâm quả ngày Tết.
1. Mục đích, yêu
cầu:
- Trẻ thuộc lời
bài hát và nhớ động tác của các tiết mục văn nghệ. Thích thú, sáng tạo khi tham
gia tập luyện và tham gia cỏc hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Một số tiết
mục múa hát: “Mùa xuân ơi”, “Mùa xuân”, “Sắp đến tết rồi”…
- 4 lọ hoa, một
số cành hoa nhựa.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Tập văn nghệ
mừng xuân.
Tổ chức tập những bài múa hát theo nhóm:
- 5 bạn gái múa hát
bài “Mùa xuân”.
- Tốp ca nam và
nữ hát bài “Mùa xuân ơi”.
- Nhóm 5 bạn gái
múa hát bài “Sắp đến tết rồi”…
- Trong quá trình
các bạn tập luyện cô và các bạn cùng tham gia hát để các bạn múa.
* Trẻ tập cắm
hoa, bày mâm quả ngày Tết:
- Cô cho trẻ tự
chọn gúc chơi mình thích.
- Cô lưu ý những
trẻ chơi góc Gia đình, hướng dẫn trẻ cách cắm hoa và bày mâm quả ngày Tết.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
……………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................
Post a Comment