LQVH: Chuyện Sự tích bánh chưng bánh dày
LQVH: Chuyện Sự tích bánh chưng bánh dày 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, tên tác giả hiểu nội dung câu chuyện m...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvh-chuyen-su-tich-banh-chung-banh-day.html
LQVH: Chuyện Sự
tích bánh chưng bánh dày
1. Mục đích, yêu
cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên
chuyện, tên tác giả hiểu nội dung câu chuyện muôn nói gì.
+ Trẻ
hiểu được trong câu chuyện muốn giáo dục trẻ điều gì?
- Kỹ năng: Trẻ kể lại được
câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình, trả lời các câu hỏi…
- Thái độ: + Giáo dục trẻ
có ý thức học tập tốt, có tình yêu quê hương đất nước, các sản phẩm của bàn tay
mình làm ra.
+ Thông qua câu chuyện nhằm giáo dục trẻ
biết được ý nghĩa của ngày tết dân tộc, biết được nguồn gốc của chiếc bánh
chưng, bánh dày mà trẻ hay ăn.
2. Chuẩn bị.
- Tranh truyện Sự tích bánh chưng, bánh
dày.
- Mô hình truyện, băng, đĩa có nội dung câu chuyện, đầu, ti vi.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Gây hứng
thú.
- Cô và trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”.
- Hỏi trẻ ngày tết có những gì, trẻ kể
cho trẻ nghe, có bánh chưng, bánh kẹo, hoa đào, mai…
- Thế các con có biết nguồn gốc của
chiếc bánh chưng bánh dày không?
- Cô giới thiệu tên đề tài cho trẻ nhắc
lại.
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện.
- Cô gây hứng thú kể chuyện diễn cảm lần
1 cho trẻ nghe.
- Cô nói bạn Thỏ rủ lớp mình đến nhà bạn
chơi đường tới nhà bạn phải bật qua nhiều dòng sông nhỏ chúng ta phải
bật qua mới tới được cô cho trẻ bật qua và đi đến mô hình nhà bạn Thỏ .
- Cô kể lần 2 kể kết hợp qua băng đĩa.
- Lần 3 kể bằng tranh truyện kể trích
dẫn và diễn giải cho trẻ nghe, giải thích từ khó… ngọc ngà châu báu, thức ngon
vật lạ…
* Hoạt động 3: Đàm thoại.
- Cô vừa kể cho c¸c ch¸u nghe câu chuyện
gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Chiếc bánh có hình vuông gọi là gì ?
- Chiếc bánh có dạng hình tròn gọi là
gì?
- Khi Lang Liêu mang tới tiến vua thì
chuyện gì đã xẩy ra?
- Nhà vua đã truyền ngôi cho ai?
- Qua câu chuyện con rút ra bài học gì
cho bản thân?
- Theo con con sẽ đặt tên truyện là gì?
- Cô thống nhất tên truyện cho trẻ nhắc
lại?
- Qua câu chuyện con học tập được gì?
* Giáo dục trẻ: Thông qua câu chuyện
nhằm giáo dục trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết dân tộc, biết được nguồn gốc
của chiếc bánh chưng, bánh dày mà trẻ hay ăn, có tình yêu quê hương đất nước,
các sản phẩm của bàn tay mình làm ra.
* Hoạt
động 4: Dạy trẻ kể chuyện.
- Cô cho trẻ kể, cô cùng kể với trẻ, giúp
đỡ, động viên trẻ nói lời thoài của nhân vật trong chuyện.
* Kết thúc:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt
động: - Quan sát cây hoa Đào.
- TCVĐ: Cáo và
thỏ. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trau dồi óc quan sát, khả năng khái
quát hoá và ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ ra sân được hít thở không khí
trong lành.
2. Chuẩn bị:
- Cây hoa đào trong khu vực trường nơi
trẻ dể quan sát và có lối đi rộng rãi.
- Đ/c ngoài trời: Cấu trượt, đu quay,
xích đu… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
- Cô trao đổi với trẻ khi ra sân phải như
thế nào?…
* Quan sát cây
Đào.
- Trẻ cùng cô
đến bên cây đào, cho trẻ quan sát cây, sờ cây…
- Cô gợi hỏi
trẻ: Các cháu đang quan sát cây gì? Hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm?
Thân (Lá, hoa…) của cây như thế nào? Cho trẻ đoán xem người ta trồng cây để làm
gì? (Làm cảnh, cho bóng mát, lấy quả…).
+ Để cây mau lớn cho ta bóng mát, quả ngọt… thì
chúng ta phải làm gì?
- Giáo dục trẻ
phải biết cách chăm sóc, bảo vệ cây: bắt sâu, nhổ cổ, tưới nước,…
* TCVĐ: Cáo và
thỏ.
- Cô cho trẻ
nhắc lại cách chơi và cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô cùng tham gia chơi và động
viên trẻ chơi hứng thú.
*
Chơi tự do: Chơi với cấu trượt, đu quay, xích đu… Cô
bao quát trẻ chơi an toàn, chơi xong
* Hoạt động góc: Góc phân vai ( ch ính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài
học, trẻ học hứng thú.
- Chơi đoàn kết với bạn…
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ
học, chơi.
- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.
* Học Kidsmart:
- Cô cho nhóm trẻ lại máy để học cùng
thầy Phong.
- Thầy hướng dẫn trẻ thao tác trên máy
và chơi.
* Chơi tự do ở các
góc.
- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi
theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống
học, cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi
với bạn.
- Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn
gàng vào góc.
- Cô nhận xét,
tuyên dương trẻ.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment