LQVT: So sánh độ dài - ngắn của 3 đối tượng
LQVT: So sánh độ dài - ngắn của 3 đối tượng 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức : Củng cố, so sánh độ dài - ngắn của hai đối tượng. Biết ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvt-so-sanh-do-dai-ngan-cua-3-doi-tuong.html
LQVT: So
sánh độ dài - ngắn của 3 đối tượng
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Củng cố, so sánh độ dài - ngắn của hai đối
tượng. Biết so sánh, sắp thứ tự và diễn đạt được mức quan hệ về chiều dài giữa
ba đối tượng ngắn nhất, dài hơn, dài nhất.
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh.
- Rèn kỹ năng
dùng từ: ngắn nhất, dài hơn, dài nhất. Trả lời được các câu hỏi của cô.
* Thái độ: Giáo dục trẻ học ngoan, hứng thú tham gia vào
hoạt động, biết vâng lời cô giáo.
2. Chuẩn bị:
- 2 con rắn: 1
con dài - 1 con ngắn.
- 1 bể cá đựng:
3 con cá (Con cá thứ nhất dài nhất, con cá thứ 2 dài hơn, con cá thư 3 ngắn
nhất). Mỗi trẻ 1 rổ đựng 3 con cá 3 màu khác nhau và độ dài cũng khác nhau. 6
bức tranh: mỗi bức tranh vẽ về 3 con vật có chiều dài khác nhau, sáp màu.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoật động 1:
Gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố
về con rắn và hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc câu
đố về con gì? Con rắn thường sống ở đâu?
+ Khi gặp rắn
các cháu phải làm gì? (tránh xa không sẽ bị rắn cắn…).
* Hoạt động 2:
Ôn so sánh chiều dài của hai đối tượng.
- Cô đưa 2 con
rắn ra cho trẻ quan sát, gợi hỏi:
+ Cô có gì đây?
2 con rắn màu gì? Các cháy thấy con rắn nào dài hơn? Con rắn nào ngắn hơn?
* Hoạt động 3:
So sánh độ dài - ngắn của ba đối tượng.
- Cô giới thiệu
hộp quà và mời một bạn lên mở hộp quà rồi nói cho các bạn biết trong hộp quà có
gì? (3 con cá: cá thứ nhất dài nhất, con cá thứ 2 dài hơn, con cá thứ 3 ngắn
nhất).
- Cô xếp lần
lượt 3 con cá lên bảng theo thứ tự từ dài đến ngắn và yêu cầu trẻ so sánh chiều
dài của 3 con cá.
- Con cá thứ
nhất và con cá thứ 2, con nào dài hơn và con nào ngắn hơn?
- Con cá thứ 2
và con cá thứ 3, con nào dài hơn và con nào ngắn hơn?
- Các con nhìn
xem trong ba con cá thì con nào dài nhất, con nào ngắn hơn và con nào ngắn
nhất? (Cô mời 3 - 4 trẻ lên trả lời lại
câu hỏi của cô).
- Cô xếp chồng 3
con cá lên nhau cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: Vì sao con cá thứ nhất lại dài
nhất? Con cá thứ 2 lại ngắn hơn? Con cá thứ 3 ngắn nhất?
- Cô khái quát
lại câu trả lời của trẻ nhấn mạnh các từ: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất.
* Hoạt động
3: Luyện tập - Củng cố.
* Trò chơi 1:
“Ai giỏi hơn”.
- Cô phát cho
mỗi trẻ một rổ đựng 3 con cá có độ dài khác nhau giống như con cá của cô và hỏi
trẻ: Trong rổ các cháu có gì?
- Cô yêu cầu trẻ
xếp tất cả số cá theo thứ tự từ dài đến ngấn và từ ngắn đến dài.
- Hỏi trẻ: Con
cá nào dài nhất, cá nào ngắn hơn, cá nào ngắn nhất? Vì sao con biết?
- Cho trẻ xếp
chồng 3 con cá lên nhau.
* Trò chơi 2:
“Tô màu đúng”:
- Cô nêu cách
chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra
kết quả của từng nhóm.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động:
- Vẽ một số con vật sống dưới nước trên sân trường.
- TCVĐ: Kéo
co. - Chơi tự do: Bóng, lá, phấn...
1.
Yêu cầu:
- Rèn cho trẻ các kỹ năng vẽ nét cong,
nét xiên, nét thẳng để tạo thành các con vật sống dưới nứơc mà trẻ thích.
- Biết chơi trò chơi đúng cách, đúng
luật và chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị: Tranh vẽ một số con vật sống dưới nước, phấn
vẽ đủ cho trẻ. Lá, phấn, bóng...
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Vẽ một số con vật sống dưới
nước trên sân trường.
- Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân. Cô
cất cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi”, cho trẻ nêu tên 1 số con vật sống dưới nước.
Cô chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi cô phụ trách 1 nhóm cho trẻ quan sát và trò chuyện
một số bức tranh vẽ con vật dưới nước:
+ Cô có bức tranh vẽ gì đây? Cô vẽ cho
trẻ xem 1 sô con cá, vừa vẽ vừa gợi hỏi trẻ:
+ Muốn vẽ được con cá… Cô phải vẽ như
thế nào? Cháu thích vẽ con gì?
+ Muốn vẽ được cháu phải vẽ như thế nào?
(4 - 5 trẻ).
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ theo ý thích,
cô bao quát giúp đỡ trẻ để trẻ tạo ra sản phẩm đẹp.
* TCVĐ: “Kéo co”: Cô cho trẻ nhắc
lại cách chơi luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng,
lá, phấn… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm
nước.
* Hoạt động góc: Góc thiên nhiên (
chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Làm quen bài hát “Tôm cá cua thi tài”.
- Chơi ở
các góc theo ý thích.
1. Mục đích, yêu
cầu:
- Trẻ hát thuộc
lời, hát đúng giai điệu của bài hát theo đàn.
- Chơi ngoan,
đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị: Đàn, đồ chơi đủ ở các góc. Một số con vật bằng
đồ chơi: Tôm, cá, cua.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Làm quen
bài hát “Tôm cá cua thi tài”.
- Cô đọc câu đố
về một số con vật sống dưới nước cho trẻ trả lời.
- Cô đưa con
tôm, cá, cua ra cho trẻ gọi tên, nhận xét về đặc điểm nổi bật… Cô đố trẻ: Tôm,
cá, cua thì con nào tài hơn?
- Cô hát cho trẻ
nghe bài hát theo đàn lần 1: giới thiệu tên bài hát và tác giả sáng tác.
- Cô dạy trẻ hát
từng câu từ đầu cho đến hết bài hát (2 lân). Gợi hỏi trẻ:
+ Cô và các cháu
vừa hát bài gì? Bài hát nói về những con vật nào?
+ Bài hát nói
lên điều gì?...
- Cô mời cả lớp
hát cùng cô bài hát 2 lần. Sau đó, cô tổ chức cho trẻ hát dưới hình thức thi
đua xem tổ nào, nhóm nào, cá nhân nào hát hay hơn.
* Chơi ở các góc
theo ý thích.
- Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích và
bao quát, nhắc nhở trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi và đoàn kết trong quá
trình chơi.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment