LQVH: Thơ “Bé không khóc nữa”

LQVH: Thơ “Bé không khóc n ữa” 1. Mục đích, yêu cầu.  * Kiến thức : Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ...

LQVH: Thơ “Bé không khóc nữa”

1. Mục đích, yêu cầu. 
* Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ.
* Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm và trả lời được những câu hỏi của cô.               
* Thái độ:
- Trẻ tham gia vào tiết học, chú ý nghe cô đọc thơ. Trẻ biết yêu quí kính trọng cô giáo.
2. Chuẩn bị.
- Đầu, đĩa có bài hát “Vui đến trường”.
- Máy vi tính, giáo án điện tử.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô mở đĩa cho trẻ nghe bài hát “Vui đến trường”, hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa nghe bài hát gì?
+ Thế các cháu biết gì về trường MN Thị Trấn.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài thơ và đọc mẫu.
- Cô giáo nói: Trong lớp chúng ta có bạn đã đi học năm ngoái cũng có bạn năm này mới đi học, những bạn mới đi học đến trường đều rất bỡ ngỡ và còn khóc nhè còn bây giờ các bạn đã quen và không còn khóc nữa. Chính vì thế nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc đã sáng tác bài thơ “Bé không khóc nữa để nói về các bạn nhỏ mới đi học đấy!
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm, đọc rõ lời.
- Cô gợi hỏi trẻ tên bài thơ? Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh học trên máy vi tính và trích dẫn làm rõ ý bài thơ, giải thích từ khó.
* Đàm thoại nội dung thơ: 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai? Bé vào đến cữa thấy thế nào?
- Chẳng có ai quen hết thì bé như thế nào?
- Tiếng mẹ dịu êm nói gì?
- Lời cô thế nào? Tay cô ra sao?
- Tay cô đón bé vào lòng êm như tay ai?
- Xung quanh các bạn đang làm gì?
- Các bạn như gọi như mời bé vào thì bé ra sao?
* GDT: Đi học phải ngoan ngoãn, không khóc nhè, vâng lời cô giáo và chơi hoà thuận, đoàn kết với các bạn.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Mời cả lớp đọc theo cô 2 lần.
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô tuyên dương những trẻ đọc diễn cảm, giúp đỡ những trẻ còn đọc sai, chưa thuộc…
* Kết thúc
- Cô cùng trẻ hát bài “Chào hỏi khi ra về” và chuyển hoạt động.
* Hoạt động góc: Góc nghÖ thuËt( góc chính)

KẾ HOẠCH  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Trò chuyện về một số đồ chơi trong sân trường.
                    - TCVĐ: Mèo đuổi chuột.   - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên các đồ chơi và công dụng của chúng. Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, không nghịch phá vì có thể gây nguy hiểm.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi ngoài sân trường có chổ đứng rộng, sạch sẽ cho trẻ quan sát.
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay, vịt sạch sẽ an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
- Cô thảo luận với trẻ một số quy định trước khi ra sân, dặn dò trẻ ra sân tắt quạt, bóng đèn
* Trò chuyện về một số đồ chơi trong sân trường.
Cô cho trẻ xuống sân và hỏi khi ra sân chơi các cháu thích những đồ chơi nào?
- Cô lần lượt dẫn trẻ đến từng đồ chơi đó và gợi hỏi: Đây là đồ chơi gì? Làm bằng nguyên liệu gì? Chơi như thế nào? Khi chơi các cháu phải thế nào?...
* TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”.
- Cô cho trẻ nêu lại cách chơi và luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, nhắc nhở và cùng tham gia chơi với trẻ.
* Chơi tự do: Chới với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Chơi theo ý thích ở các góc. - Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.  - Nêu gương cuối tuần.               
1. Mục đích, yêu cầu.
- TrÎ biÕt ®Õn c¸c gãc ch¬i mµ m×nh thÝch, biÕt giao l­u víi c¸c b¹n trong nhãm ch¬i. TrÎ biÕt thùc lau chïi c¸c gi¸ d­íi sù h­íng dÉn cña c«, trÎ biÕt lÊy vµ cÊt gän c¸c ®å dïng ®å ch¬i ®óng theo quy ®Þnh. TrÎ nhËn xÐt ®­îc m×nh vµ c¸c b¹n trong mét tuÇn
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Chơi theo ý thích ở các góc.
- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
- Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).

…………………………………………………………………………………………………..

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 4099336380807650890

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Trò chuyện với trẻ về bản thân, giới tính thông qua các bộ phận

  Thứ 4 ngày 04 tháng 10 năm 2024 1.Học PTNT: Trò chuyện với trẻ về bản thân, giới tính thông qua các bộ phận( Trang phục) *Mục đích ...

item