LQVH: Thơ “Vui trung thu”
LQVH: Thơ “Vui trung thu” 1. Mục đích: * Kiến thức : - Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm, trẻ hiểu được nội dung bài thơ. - Nhớ được t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvh-tho-vui-trung-thu.html
LQVH:
Thơ “Vui trung thu”
1. Mục đích:
* Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm,
trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
- Nhớ được tên bài thơ, tên tác
giả bài thơ.
* Kỹ năng:
- Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ
đúng chổ, đọc rõ lời, trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng.
* Thái độ: - Trẻ chú ý nghe, đọc thuộc bài
thơ.
- Biết giữ gìn vệ sinh môi
trường, biết bảo vệ các món quà, biết đi chơi trung thu an toàn, không chạy
lung tung giữa đường kẻo tai nạn, không đi chơi 1 mình kẻo thất lạc.
2. Chuẩn bị:
- Lớp học rộng rãi chiếu đủ cho
trẻ, máy vi tính.
- GAĐT minh hoạ bài thơ “Vui
trung thu”.
3.Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện
về chủ đề.
- Cô cất cho trẻ hát bài “Rước
đèn dưới trăng” và gợi hỏi trẻ về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về gì?
+ Tết trung thu là ngày của ai?
* Hoạt động 2: Giới thiệu và đàm
thoại bài thơ “Vui trung thu”.
- Các cháu ạ! Vào ngày tết trung
thu thì có rất nhiều chương trình vui chơi như mứa hát, rước đèn, phá cỗ... Và
có một bài thơ nới về ngày vui trung thu này đấy. Đó là bài thơ “Vui trung thu”
do cô Bạch Tuyết sưu tầm. Các con hãy cùng lắng nghe cô đọc nhé!
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
- Cô hỏi trẻ: + Cô vừa đọc bài
thơ gì?
+ Ai đã sưu tầm bài thơ?
- Lần 2: Cô đọc và kết hợp cho trẻ xem
tranh minh hoạ bài thơ qua máy tính.
- Đọc trích dẫn làm rõ ý nội dung
bài thơ và giải thích từ khó: “Nhân từ”, “Trông trăng”…
* Đàm thoài:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ
gì?
- Bài thơ nói về gì? Ai vui đêm
trung thu cùng bé?
- Nhân từ như người mẹ là ai? Cô
dạy gì cho chúng con?
- Múa lân và gì nữa? Rước đèn ra
sao?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô:
Cô đọc chậm, rỏ lời cho trẻ đọc theo 2 đến 3 lần.
- Trẻ thi đua đọc thơ: Cô cho trẻ
đọc dưới hình thức xen kẻ tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau.
- Cô chú ý sữa sai cho những trẻ
đọc chưa đúng.
- Sau mỗi lần trẻ đọc cô và trẻ
cùng nhận xét tuyên dương.
* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn
VSMT, biết bảo vệ các món quà, biết đi chơi trung thu an toàn, không chạy lung
tung giữa đường kẻo tai nạn, không đi chơi 1 mình kẻo thất lạc.
- Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ.
- Đọc giọng đọc to, giọng đọc
nhỏ.
* Kết thúc: Cô mời cả lớp đọc bài thơ “Vui
trung thu” và chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- TCVĐ: Cáo và thỏ; - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
-
Trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô. Hứng thú tham gia vào các trò
chơi.
2. Chuẩn bị:
-
Nơi đứng quan sát phù hợp, rộng rãi, sân trường sạch sẽ… Khăn.
- §/c ngoµi trêi: CÇu trît, xÝch
®u, ®u quay, vÞt s¹ch sÏ an toµn.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động:
*
Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày. .
-
Cô thảo luân với trẻ trước khi ra sân phải tắt điện, tắt quạt và xuống sân phải
như thế nào?
-
Cô cho trẻ đứng trong bóng râm quan sát bầu trời và tự nêu lên nhận xét của
mình.
-
Cô gợi hỏi trẻ: Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
+
Trên bầu trời có gì? Mây màu gì? Trời có gió không? Vì sao cháu biết?
+
Thời tiết nóng hay lạnh?
+
Thời tiết nóng (lạnh) thì các cháu phải mặc quần áo như thế nào?
+
Khi đi ra đường phải làm gì?...
* TCVĐ: Cáo và
thỏ.
-
Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. Cho 3 trẻ được nhắc lại và tiến hành cho trẻ
chơi 4-5 lần.
-
Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng
luật.
* Chơi tự do: Chíi víi cÇu trît, xÝch
®u, ®u quay. C« bao qu¸t trÎ ch¬i an toµn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay,
dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
*
Hoạt động góc: Góc xây dựng ( Góc chính)
KẾ
HOẠCH TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động: - Tập một số tiết mục văn nghệ đón tết trung thu.
- Chơi tự do ở các góc.
1.
Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời bài hát và nhớ
động tác của các tiết mục văn nghệ. Thích thú, sáng tạo khi tham gia tập luyện.
2.
Chuẩn bị:
- Một số tiết mục múa hát: “Đêm
trung thu”, “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn dưới ánh trăng”…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Tập một số tiết mục văn nghệ đón tết trung thu.
* Tổ chức tập những bài múa hát
theo nhóm, tập thể, cá nhân:
- 5 bạn gái, trai hát bài “Đêm
trung thu”. Tập thể lớp hát bài “Chiếc đèn ông sao”.
- Nhóm 5 bạn gái múa hát bài “Rước
đèn đươi ánh trăng”, 5 bạn nam, 5 bạn nữ hát bài “Gác trăng”.
=> Trong quá trình các bạn tập luỵên cô và
các bạn cùng tham gia hát để các bạn múa.
* Chơi theo ý thích ở các góc:
-
Trẻ về góc tự chọn vai chơi và nhóm chơi theo ý thích của mình cô bao quát và động
viên trẻ chơi. Chơi xong trẻ tự thu dọn đồ chơi ở các nhóm gọn gàng.
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày (ăn
- ngủ - HĐCCĐ - HĐNT).
………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment