Giáo án LQVH: Chuyện "Tích Chu"

Giáo án LQVH: Chuyện "Tích Chu" 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên chuyện, nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội ...

Giáo án LQVH: Chuyện "Tích Chu"

1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên chuyện, nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ biết bắt chước giọng nhân vật cùng cô.
- GD trẻ biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ, biết giúp đỡ mọi người trong gia đình.
2. Chuẩn bị:  
- Địa điểm, đồ dùng, phương tiện: Lớp học, chiếu trải. Băng đĩa hình.
- Tranh minh hoạ cho nội dung câu chuyện, thước chỉ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
*Ổn định tổ chức- gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Cháu yêu bà” và hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nói về ai? Trong lớp mình gia đình bạn nào sống cùng với bà? (cô cho trẻ kể) Thế các cháu đối với bà thì như thế nào? Khi bà ốm thì các cháu phải làm gì?  Các cháu có vâng lời bà không?
* Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện và kể mẫu cho trẻ nghe.
- Cô kể một đoạn của câu chuyện “Tích chu ơi, lấy cho bà ngụm nước, bà khát khô cả cổ rồi” và hỏi trẻ: Các con có biết đó là lời của ai? Trong câu chuyện nào không? (cô cho trẻ trả lời, nếu trẻ không nói được thì cô nói giúp trẻ).
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Cô kể từ đầu đến hết câu chuyện chậm rãi, diễn cảm.
+ Hỏi trẻ: Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Cô kể lần 2: Bằng tranh minh hoạ.
* Hoạt động 2: Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai?
- Bà đã gọi tích chu để làm gì? Tích chu có nghe lời bà gọi không? Vì sao?
- Bà đã biến thành con gì? Để làm gì? Tích chu đã gọi  và nói với bà như thế nào?
- Trên đường đi tích chu đã gặp ai? Cô tiên bảo tích chu làm gì?
- Bà được uống nước tiên vào thì như thế nào?
- Từ đó tích chu sống với bà như thế nào?
- Thế các con có nghe lời bà không? Khi bà ốm thì các con phải làm gì? 
- Cô mở đĩa có câu chuyện “Tích Chu” cho trẻ nghe lại 1 lần.
- Giáo dục trẻ: các con phải biết yêu thương kính trọng ông, bà vì ông bà đã nhiều tuổi các con phải học thạt giỏi để cho ông bà vui lòng, khi ông, bà ốm thì các con phải chăm sóc và giúp đỡ ông bà biết nghe lời người lớn nhé.
 * Hoạt động 3 :   Dạy trẻ kể chuyện
- TC : « Ghép tranh » theo trình tự câu chuyện.
- Cô cho cả lớp kể cùng cô 1 lần qua tranh
- Cô cho từng tổ( nhóm, )kể theo đoạn cô bao quát giúp đỡ trẻ kể
- Mời cá nhân trẻ kể(1trẻ)
* Hoạt động 4: Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Giữa  vòng gió thơm” ra  sân chơi.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ:          Dạo chơi đọc ca dao tục ngữ về gia đình.
- TCVĐ:                    Kéo co
- Chơi theo ý thích:  Chơi với đồ chơi ngoài trời , cần câu cá,chong chóng…
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành, thỏa màn vận động.
- Phát triển vốn từ cho trẻ
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ an toàn, dây kéo co, cần câu cá, chong chóng….
3. Tiến hành:
 * Dạo chơi đọc ca dao tục ngữ về gia đình:
Cô kiểm tra trang phục sức khỏe của trẻ, nói rõ địa điểm, mục đích của buổi dạo chơi. Cô dẫn trẻ dạo quanh sân trường vừa đi vưa trò chuyện về chủ điểm. Cô cho trẻ đọc 1 số bài ca dao, tục ngữ vê gia đình như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
                                            Một lòng thờ mẹ kính cha
                                 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trò chuyện với trẻ về nội dung các bài ca dao tục ngữ đó. GD trẻ biết quan tâm yêu thương giúp đỡ những người thân trong gia đình.
* TCVĐ:                            Kéo co
- Cô nhắc lại cách chơi, tổ chức cho trẻ thi đua nhau giữa 4 đội chơi.
* Chơi theo ý thích:
- Cô giới thiệu đồ chơi, cách chơi, khu vực chơi. Cho trẻ chơi cô bao quát giúp đỡ trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: - Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
                  - Nêu gương cuối tuần.               
1. Yêu cầu: Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực
hiện công việc được giao..
- Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị:
- Khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày:
………………………………………………………………………………………

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 886140833347298607

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item