Giáo án Tạo hình: Dán giỏ hoa mùa xuân
Giáo án Tạo hình: Dán giỏ hoa mùa xuân 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: Trẻ biết gọi tên các bông hoa có cánh hoa khác nhau: hoa cá...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-tao-hinh-dan-gio-hoa-mua-xuan.html
Giáo án Tạo hình: Dán giỏ hoa mùa xuân
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết gọi tên
các bông hoa có cánh hoa khác nhau: hoa cánh dài, hoa cánh tròn.
* Kỹ năng: Trẻ ngồi đúng tư
thế, biết cách phết hồ và dán các bông hoa để tạo thành bức tranh đẹp, màu sắc
hài hoà, bố cục cân đối…
* Thái độ:
- Có thái độ kiên trì thực hiện để tạo
ra sản phẩm của mình.
- Biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của
mình và của bạn.
- Biết ý nghĩa của mùa xuân, luôn yêu
quý chào đón mùa xuân đến.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 bình hoa. Bức tranh m ẫu.
+ 2 giá tạo hình, một số kẹp.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Vở tạo hình của trẻ.
+ Mỗi trẻ 1 rổ đựng các bông hoa, hồ
dán, khăn lau tay.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô cất cho trẻ hát bài “Mùa xuân”, gợi
hỏi trẻ:
- Các cháu vừa hát bài hát nói về mùa
gì? Mùa xuân có hoa gì?
- Hoa gì đặc trưng chỉ nở vào mùa xuân?
Vậy mùa xuân đến các cháu sẽ đón ngày gì?
- Được tổ chức vào ngày nào hàng năm?...
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
của cô.
- Cô đưa bình hoa ra cho trẻ quan sát và
gợi hỏi:
+ Cô có hoa gì đây? Màu gì?
+ Đây là hoa cánh gì?
- Cô đưa bức tranh của cô ra cho trẻ
quan sát. Hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Thế giỏ hoa này còn thiếu cái gì?
- Muốn dán được các bông hoa để tạo
thành giỏ hoa cô phải dùng đến gì?
- Cô phết hồ vào đâu của bông hoa? Phết
hồ như thế nào?
- Các cháu thấy bức tranh của cô như thế
nào? (đẹp, cân đối…)
- Vậy các cháu có dán các bông hoa để cho
giỏ hoa thêm đẹp không?
- Cháu phết hồ vào mặt nào của bông hoa?
Dán như thế nào? (4 - 5 trẻ).
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Cô phát vở, rổ đựng các bông hoa, hồ
dán, khăn lau… cho trẻ.
- Cô bao quát, gợi hỏi, nhắc nhở và
hướng dẫn thêm cho trẻ trong quá trình thực hiện.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- Cô chọn những bức tranh đẹp hơn treo
vào 1 giá, những bức tranh còn lại cô treo vào 1 giá.
- Mời trẻ lên chọn và nhận xét về sản
phẩm trẻ thích (3 - 4 trẻ).
- Mời trẻ lên tự giới thiệu về sản phẩm
của mình. (2 - 3 trẻ).
- Cô nhận xét chung.
* Kết thúc hoạt động:
- Mời cả lớp giúp cô cất đồ dùng, cho
trẻ đi rữa tay bằng xà phòng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Dạo chơi, nhặt lá rụng trên sân trường.
- TCVĐ: Cáo và
thỏ. - Chơi tự do: Chơi vò giấy, xé
lá.
1. Yêu cầu: - Trẻ ra sân
ngoan, không chạy lung tung, không bứt hoa, bẻ cành. Biết nhặt lá vàng bỏ đúng
vào giỏ rác. Trẻ hứng thú chơi các trò chơi.
2. Chuẩn bị: - Sân trường
rộng, sạch, an toàn.
- Lá cây, giấy, quần áo gọn gàng cho
trẻ. Mũ cáo, mũ thỏ đủ trẻ.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi, nhặt lá rụng trên sân
trường.
- Cô kiểm tra sức
khỏe và dặn dò trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy
nhảy lung tung, không xô đẩy bạn.
- Cô cùng trẻ làm một đoàn tàu cùng nhau
đi tham quan, dạo chơi vườn trường. Và hỏi trẻ:
+ Các con vừa được được đi đâu vậy? Đi
dạo các con thấy những gì? Đây là cái gì?
+ Hoa để làm gì? Chúng ta phải làm gì để
cho hoa được đẹp?
- Sau đó, cho trẻ nhặt lá vàng rụng ở
sân trường và cô hỏi trẻ:
+ Các con thấy sân trường hôm nay có gì
rơi? Lá vàng rơi làm cho sân trường sạch hay bẩn?
+ Muốn cho sân trường sạch sẽ các con
phải làm gì? Vậy các con nhặt lá vàng bỏ vào đâu?
- Cô phát giỏ
rác cho 3 tổ và phân công mỗi tổ nhặt một khoảng sân.
- Trẻ nhặt lá
vàng cô nhắc nhở trẻ đổ đúng nơi quy định của nhà trường.
- Giáo dục trẻ:
Biết bảo vệ, giữ dìn vệ sinh môi trường. Không được vứt rác, khạc nhổ bừa bải
làm ô nhiểm môi trường.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi
nước.
* TCVĐ: “Cáo v à thỏ”. Cô nêu cách
chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi vò giấy,
xé lá. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng
xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc xây dựng (Chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động: -
Hướng dẫn trò chơi mới: Bịt mắt đá bóng.
-
Chơi tự do ở các góc.
1. Mục đích yêu
cầu:
- Trẻ biết được
cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ chơi ở các
góc chơi tham gia hứng thú, biết cất lấy đồ chơi gọn gàng.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi ở các
góc chơi phong phú, đa dạng để trẻ tham gia chơi hứng thú.
- Khăn bịt mặt 2
cái, chổ chơi rộng để trẻ tiện thực hiện.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động.
* Hướng dẫn trò
chơi “Bịt mắt đá bóng”: Cô chia trẻ thành hai nhóm xếp thành hai hàng
ngang ở hai bên lớp gần vạch chuẩn, cho hai trẻ lên chơi đứngđối diên với bóng.
- Trước khi bịt
mắt cho trẻ quan sát quan sát kỷ vị trí của bóng. Khi có hiệu lệnh hai bạn tiến
về quả bóng ai đá trúng các ban vỗ tay ai chơi xong về đứng cuối hàng để bạn
khác tiếp tục.
- Cô tiến hành
cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô động viên,
khích lệ trẻ chơi.
* Chơi tự do ở các góc: - Cô hướng dẫn
trẻ tự lấy đồ chơi về nhóm mình thích chơi.
- Quá trình chơi cô chơi cùng trẻ, hỏi
trẻ: Con đang làm gì? Cái gì đây?
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi
xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn,
ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………….,
Post a Comment