GDAN: Dạy hát: “Mùa xuân”

                                        GDAN:  Dạy hát: “Mùa xuân”                                              - Nghe hát: Mùa xuân ơi ...

                                        GDAN:  Dạy hát: “Mùa xuân”
                                             - Nghe hát: Mùa xuân ơi
                                             - TCÂN: Tiếng hát to, tiếng hát nhỏ

1. Mục đích-yêu cầu
- Kiến thức:  Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, giai điệu và lời ca, thuộc bài hát.
- Kỹ năng:  Trẻ hát đúng theo nhạc, biết ngắt ngỉ đúng nhịp. Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Thái độ:  Trẻ chú ý hát, lắng nghe cô hát, hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
2. Chuẩn bị:
-  Đàn organ.
- Một số cành đào, cành mai.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ “Hoa đào, hoa mai” và gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác?
+ Bài thơ  “Hoa đào, hoa mai” nói về hoa gì? Hoa đào (hoa mai) có màu gì? Có ở phương nào?
+ Thời tiết của mùa xuân như thế nào?…
* Hoạt động 2: Dạy hát “Mùa xuân”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và hát cho trẻ nghe lần một. Hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài gì?  Của tác giả nào?.
- Cô hát lại cho trẻ nghe lần 2 kết hợp điệu bộ minh họa.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát, giai điệu (tình cảm, nhẹ nhàng, chậm rãi…).
- Sau đó, cô dạy cho trẻ hát từ đầu cho đến cuối bài hát: Cô hát chậm cho trẻ hát theo (3 - 4 lần ).
- Sau khi trẻ hát tương đối thuộc cô cho trẻ hát cả lớp 2 lần.
- Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân, các tổ thi đua nhau.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ về ca từ và giai điệu.
- Cho một số trẻ thuộc lên biểu diễn cho cả lớp nghe.
- Cô hát và cầm hoa đào biểu diễn cho trẻ xem.
- Cô phát cho mỗi trẻ một cành hoa đào hoặc hoa mai và mời trẻ cùng đứng dậy vừa hát vừa biểu diễn đung đưa người theo lời bài hát (2 lần ).
- Mời nhóm, cá nhân trẻ lên thi đua biểu diễn.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Mùa xuân ơi”.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Vừa hát vừa biểu diễn động tác minh họa, giới thiệu với trẻ về tên bài hát, tên tác giả và gợi hỏi trẻ về nội dung bài hát.
- Lần 2: Cô mời trẻ đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ hát cùng cô, múa phụ họa cho cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi “ Tiếng hát to, tiếng hát nhỏ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, sau đó gọi 1 - 2 trẻ nhắc lại.
- Cho trẻ chơi theo tổ, nhóm nhiều lần.
 Kết thúc: Cả lớp cùng hát  bài “Mùa xuân” và đi ra sân để tận hưởng không khí của mùa xuân.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát cái bánh chưng.
                   - TCVĐ: Kéo co.    - Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trau dồi óc quan sát, khả năng khái quát hoá và ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành.
2. Chuẩn bị:
- Cây Xoài trong khu vực trường nơi trẻ dể quan sát và có lối đi rộng rãi.
- Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt…
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
- Cô trao đổi với trẻ khi ra sân phải như thế nào?…
* Quan sát cái bánh chưng.
- Trẻ cùng cô đến ngồi xung quanh nhau, cho trẻ quan sát cái bánh chưng.
- Cô gợi hỏi trẻ: Các cháu đang quan sát cái gì đây gì?
+ Nó có hình gì? Màu gì đây?
+ Bánh chưng là loại bánh dặc trưng của ngày gì?
+ Gói bánh chưng từ những nguyên liệu gì?
- GDT: Vào những ngày tết các cháu nhở phải ăn nhiều thức ăn, bánh chưng chứ không được chỉ có ăn kẹo bánh ngọt không thôi nhớ chưa.
* TCVĐ: Kéo co: Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi hứng thú.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc: Góc thiên nhiên ( ch ính)
.                                      KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Tổ chức liên hoan văn nghệ hội xuân. Bày mâm quả ngày tết
1. Mục đích:
- Trẻ tham gia hứng thú vào buổỉ lễ và biết được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của quê hương
2. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh về hoa đào, hoa mai, đàn ghi các bài hát về ngày tết.
- Một số hoa quả nhựa.Trang phục văn nghệ
3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 
* Liên hoan văn nghệ
- Cho cả lớp ngồi thành 3 hàng ngang
- Cô tập trung các bạn trong đội văn nghệ của trường vào một chỗ để trang điểm và thay trang phục.
- Cô  đóng vai là người dẫn chương trình giới thiệu thứ các tiết mục văn nghệ trong  ngày hội hôm nay. Thứ nhất là tiết mục “ Mùa xuân” do bạn Lê Anh thể hiện.
- Thứ 2 : là tiết mục “ Múa  Cái Bống” do bạn Mỹ Lê, Phương Như, Trúc Linh thể hiện.
- Thứ 3 : là tiết mục “Xuân đã về” do tốp ca nam nữ thể hiện.
* Bày mâm quả ngày tết:
- Cô hỏi trẻ các con có biết ngày tết có ý nghĩa như thế nào không?
-Vậy trong ngày tết thường có các món ăn gì? Các loại hoa quả gì để trên bàn thờ?
- Bây giờ chúng ta sẽ tổ chức cuộc thi bày mâm quả cho ngày tết xem tổ nào bày đẹp và nhanh nhất.
- Cô chia trẻ ra 3 tổ thi đua nhau. Cô bao quát và động viên khích lệ trẻ trẻ thi đua nhau làm

- Cuối cùng cô và trẻ cùng kiểm tra xem tổ nào đạt giải nhất, hai, ba.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 4678558242078987326

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item