Biểu diễn hát một số bài hát “Pháo nổ đùng đùng; Sắp đến tết rồi; Mùa xuân”
Biểu diễn hát một số bài hát “Pháo nổ đùng đùng; Sắp đến tết rồi; Mùa xuân” - Nghe ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/bieu-dien-hat-mot-so-bai-hat-phao-no-dung-dung-sap-den-tet-roi-mua-xuan.html
Biểu diễn hát một số bài hát
“Pháo nổ đùng đùng; Sắp đến tết rồi; Mùa xuân”
- Nghe hát: Ngày tết quê
em. Khúc xuân.
- TCAN: Đoán tên nốt nhạc.
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát
đúng giai điệu, đúng nhạc của bài hát.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình
khi hát. Trẻ thích nghe hát và hưởng ứng cảm xúc khi nghe hát. Biết vận động
theo nhạc, kết hợp biểu diễn các động tác theo lời bài hát.
+ Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Thái độ:
+ Trẻ có ý thức học tập tốt, chú ý biểu
diễn 1 số bài hát cùng cô.
+ Giáo dục trẻ biết ý nghĩa và yêu quý
mùa xuân,…
2. Chuẩn bị.
- Dụng cụ âm nhạc đủ cho số trẻ (lắc xô,
tróng lắc, phách tre).
- 1 số cành hoa đào, hoa mai, nơ hoa để
trẻ đeo ở tay, cầm.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa đào, hoa
mai”, hỏi trẻ:
+ Bài hát nói về hoa gì? Hoa đào hoa mai
nở vào mùa gì?
+ Các con có yêu mùa xuân không? Vậy các
con có thích thể hiện tình cảm của mình khi mùa xuân đến không?
* Hoạt động 2: Biểu diễn hát múa
một số bài hát về mùa xuân.
- Hôm nay, cô muốn tổ chức cho các con
thi đua thể hiện hát múa, biểu diễn các bài hát về mùa xuân thật hay, thật hấp
dẫn. Khi tham gia vào cuộc thi này các cháu phải làm gì?
- Trước hết cô mời cả lớp mình cùng đứng
dậy cùng hát và vận động bài “Chúc tết” nào.
- Bài “Mùa xuân”: Cô và trẻ cùng đứng dậy hát, nhún chân, tay
cầm cành đào, cành mai vẫy phía trên đầu. Đến lời 2 trẻ và cô cùng đi vòng
tròn.
- Bài hát “Sắp đến tết rồi”: Cô mở cho trẻ
nghe và đoán giai điệu, hỏi trẻ:
+ Cháu vừa nghe giai điệu hát bài gì? Do
ai sáng tác?
+ Cô mời cả lớp hát và vổ tay theo nhịp
bài hát.
+ Cô phát các dụng cụ âm nhạc và cho trẻ gõ theo nhịp
của bài hát theo tổ, cá nhân.
- Bài hát “Pháo nổ đùng đùng”: Cô mời cả lớp
đứng thành vòng tròn biểu diễn hát, nhún chân theo nhịp bài hát. Cô mời cá nhân
trẻ xung phong lên biểu diễn.
* Hoạt động 3: Nghe hát: “Khúc
xuân”.
- Cô mở đĩa lần 1: Giới thiệu tên bài
hát, hỏi trẻ về nội dung bài hát?…
- Lần 2: Cô mở đĩa và cùng với cả lớp
biểu diễn minh hoạ cho bài hát.
* Hoạt động 4: TCAN: “Đoán tên
nốt nhạc”.
- Cô nêu cách chơi và tổ chức cho trẻ
chơi 2 - 3 lần.
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên
trẻ chơi hứng thú.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Ngày tết quê
em” và mời 5 trẻ lên múa phụ hoạ cho cô.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan
sát vườn hoa mùa xuân.
- TCVĐ: Cây cao
cỏ thấp. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi
ngoài trời…
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết tên, đặc điểm 1 số loài hoa
nở vào mùa xuân, biết bảo vệ, chăm sóc hoa.
2. Chuẩn bị.
- Vườn hoa mùa xuân của trường.
- Đ/c ngoài trời: Đu quay, cầu trượt,
xích đu… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Quan sát vườn hoa mùa xuân.
- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân phải
ngoan ngoãn, không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ “Hoa
đào, hoa mai” đến đứng trước vườn hoa mùa xuân của trường cho trẻ quan sát. Hỏi
trẻ: Các cháu đang đứng ở đâu đây?
+ Đây là hoa gì? Lá có màu gì?
+ Hoa của nó như thế nào? Có màu gì?
+ Loài hoa này thường nở vào mùa gì?
- Chúng ta phải làm gì để hoa mau lớn,
hoa luôn tươi tốt?
- Cho trẻ kể thêm tên 1 số hoa mùa xuân.
* TCVĐ: Cây cao, cỏ thấp.
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi và
chơi cùng trẻ 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu
quay, xích đu, cầu trượt…
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà
phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm
Post a Comment