Giáo án KPKH: Bé biết gì về tết trung thu
Giáo án KPKH Bé biết gì về tết trung thu 1. Mục đích, yêu cầu. - Trẻ biết được ý nghĩa của tết trung thu, khi tết trung thu đến trẻ ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-kpkh-be-biet-gi-ve-tet-trung-thu.html
Giáo án KPKH
Bé biết gì về tết trung thu
Bé biết gì về tết trung thu
1. Mục đích, yêu cầu.
-
Trẻ biết
được ý nghĩa của tết trung thu, khi tết
trung thu đến trẻ sẽ được nhận quà, được đi rước đèn, phá cỗ cùng các bạn, biết
được ngày tết trung thu dành cho ai?
- Trẻ
biết trả lời một số câu hỏi của cô, trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
-
Trẻ yêu tết trung thu, thích tham gia
rước đèn. Biết cảm ơn khi được nhận quà, giữ gìn đồ chơi sạch sẽ…Đi rước đèn
phải đi về phía bên tay phải của mình,
không chạy nhảy, xô đẩy…
2. Chuẩn bị:
-
Tranh ảnh số hình ảnh về ngày tết trung thu: Rước đèn, văn nghệ, phá cỗ… Hai
mâm quả, bánh kẹo, một số đồ chơi khác nhau
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô cho trẻ hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Hỏi trẻ: + Chúng ta vừa hát bài hát về
gì? Đèn ông sao thường có trong dịp nào?
(Ngày nào trong năm)
+ Các cháu đã bao giờ được tham gia vào ngày tết trung
thu chưa?...
- Tết trung thu đến có rất nhiều điều kì diệu xảy ra,
vì vậy hôm nay cô mời lớp mình cùng khám phá một số hình ảnh về tết trung thu
nhé.
* Hoạt động 2:
Khám phá về tết trung thu.
- Cô cho xuất
hiện h/a một số bức tranh vẽ về cảnh tết trung thu cho trẻ quan sát và đến bức tranh nào thì hỏi trẻ:
+ Cô có những bức tranh vẽ gì đây? (Tranh rước đèn,
văn nghệ, phá cỗ…)
+ Thế các cháu có biết tết trung thu được tổ chức vào
ngày nào?
+ Ngày tết trung thu là ngày dành cho ai? Tết trung
thu có vào mùa nào?
+ Khi tham gia vui tết trung thu các cháu thường làm
gì?
+ Bầu trời, ánh trăng đêm trung thu như thế nào?...
+ Các cháu hãy quan sát và nói cho cô biết các cháu
thích bức tranh nào nhất?
+ Vì sao cháu lại thích bức tranh ấy nhất? Bức tranh
ấy vẽ về cảnh gì?
+ Cháu đã từng tham gia rước đèn chưa?
+ Khi đi rước đèn cháu phải đi về phía bên nào? Vì
sao?...
+ VD: Cháu lên chọn bức tranh vẽ về các bạn đang biểu
diễn văn nghệ.
- Cô gợi hỏi trẻ: Vì sao cháu lại thích bức tranh này?
+ Bức tranh này vẽ các bạn đang làm gì?
+ Cháu đã bao giờ tham gia đi biểu diễn văn nghệ như
các bạn chưa?
+ Vậy cháu có thích được giống các bạn không?
+ Cháu có thuộc bài gì về tết trung thu không?
- Cô mời trẻ biểu diễn cho cô và các bạn xem (Trẻ
không thuộc cô hát và mời các trẻ thuộc cùng tham gia hát cỗ vũ bạn )
* GDT:
Phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu ngày tết trung thu và phải biết giữ gìn sạch
sẽ, không làm hỏng những món quà mà các cháu được nhận, phải đi đúng làn đường
kẻo không sẽ bị tai nạn…
* Hoạt động 3:
Luyện tập củng cố
-Trò
chơi 1: “Chọn đúng đồ chơi”: Cô nêu
cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2l
- Trò
chơi 2: “ Dán đúng tranh”. Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ về theo
nhóm chơi
* Kết thúc hoạt động: Trẻ hát bài “ Rước
đền dưới trăng” , chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-
HĐCCĐ: Độc bài đồng dao “ Chú cuội ngồi gốc cây đa”
- TCVĐ: “ Cáo ơi ngủ à”
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, sỏi, bôling, phấn.
1. Mục đích:
- Trẻ dạo chơi hít thở không khí trong lành, được vui chơi phát tiển thể
lực và biết tên, nội dung, học thuộc bài đồng dao. Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
2.
Chuẩn bị: Sân chơi rộng, sạch sẽ, mũ
mèo, mũ chuột.
3.
Cách tiến hành tổ chức hoạt động:
-
Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân: tắt điện ,không xô đẩy nhau……
* Đọc đồng dao “Chú cuội ngồi góc cây đa”.
-
Cô dẫn trẻ ngồi dưới gốc cây có bóng mát.
-
Cô đọc cho trẻ nghe bài đồng dao một lần.Sau đó cô cho trẻ đọc từng câu theo
cô.
-
Hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài đồng dao gì? Bài đồng dao nói về ai?
+
Nội dung bài đồng dao nói về gì? Chú cuội, chị hằng thường xuất hiện khi nào?..
-
Cô mời cả lớp đọc theo cô. Khi trẻ thuộc cô cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân….
-
Giáo dục trẻ khi ra sân phải giữ gìn vệ sinh chung.
* TCDG: “ Cáo ơi ngủ à”:
Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
và cho trẻ chơi , cô baoquát trẻ
* Chơi tự do: Chơi với bô ling, sỏi, đồ
chơi ngoài trời….
-
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát… Chơi xong rửa tay chân sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Làm quen câu chuyện: “Sự tich hằng nga”
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm
được nội dung ý nghĩa câu chuyện
2.Tiến hành:
Cô cho trẻ hát bài “Rước đèn
dưới trăng”, cô trò chuyện , giới thiệu câu chuyện và kể cho trẻ nghe lần 1.
Hỏi trẻ xem : “ Câu chuyện cô kể có tên là gì ? Trong câu chuyện cô kể có những
ai?
- Cô kể lần 2 cho trẻ nghe và
đàm thoại kĩ hơn về ý nghĩa và nội dung câu chuyện
- Lần 3 cô kẻ khuyến khích
trẻ cùng tham gia kể cùng cô.
Giaó dục trẻ biết tham gia hưởng ứng vào lễ
hội , yêu quý chị hằng , chú cuội..
* Cô cho trẻ về từng góc chơi
cô bao quát hướng dẫn cho trẻ chơi. Trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi
gọn gàng, đúng nơi quy định.
* Lưu ý trong ngày:
………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment