GDAN: Dạy Hát: Mùa xuân

GDAN:  Dạy Hát: Mùa xuân                                                       - Nghe hát: Mùa xuân ơi                                 ...

GDAN:  Dạy Hát: Mùa xuân
                                                      - Nghe hát: Mùa xuân ơi
                                                      - TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu, đúng nhạc của bài hát.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi hát. Trẻ thích nghe hát và hưởng ứng cảm xúc khi nghe hát. Biết vận động theo nhạc, kết hợp biểu diễn các động tác theo lời bài hát. 
+ Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Thái độ:
+ Trẻ có ý thức học tập tốt.  Giáo dục trẻ biết ý nghĩa và yêu quý mùa xuân,…
2. Chuẩn bị.
- Dụng cụ âm nhạc đủ cho số trẻ (lắc xô, tróng lắc, phách tre).
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về mùa xuân
+ Các con có yêu mùa xuân không? Vậy các con có thích thể hiện tình cảm của mình khi mùa xuân đến không?
* Hoạt động 2: Dạy hát bài Mùa xuân.
- Các con thấy mùa xuân đến thì cây cối như thế nào? (Đâm chồi những chồi non)
- Còn các con thì sao? Khi mùa xuân đến thì chúng ta lớn thêm một tuổi .
- Đây cũng là những lời trong bài hát mùa xuân.
- Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát một lần toàn bộ bài hát này một lần nhé.
- Cô hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát lần 1 kết hợp với nhạc để trẻ nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
- Cô hát lại lần 2 không nhạc để trẻ nghe rõ lời.
- Cô cho trẻ hát theo cô từng câu một từ đầu cho đến hết bài 2- 3 lần.
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân để cô sửa sai cho trẻ.
-Cô có thể cho một số nhóm trẻ lên hát và vỗ tay , dùng các dụng cụ âm nhạc để vỗ theo nhịp của bài hát.
- Cuối cùng cô cho cả lớp đứng dậy hát và nhún theo nhịp bài hát để thay đổi không khí
* Hoạt động 3: Nghe hát:Mùa xuân ơi”.
- Cô mở đĩa lần 1: Giới thiệu tên bài hát, hỏi trẻ về nội dung bài hát?…
- Lần 2: Cô mở đĩa và cùng với cả lớp biểu diễn minh hoạ cho bài hát.
* Hoạt động 4: TCAN: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cô nêu cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên trẻ chơi hứng thú.
* Kết thúc hoạt động:  
- Cô hát cho trẻ hát lại bài “ Mùa xuân”.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát vườn rau xà lách của trường
                 - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.   - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời…
1. Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết tên, 1 số đặc điểm nổi bật của loại rau này.
- Trẻ chơi trò chơi  hứng thú
2. Chuẩn bị.
- Vườn rau xà lách của trường. Đ/c ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, xích đu… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Quan sát vườn rau xà lách.
- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân phải ngoan ngoãn, không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ vừa đi  đến đứng trước vườn rau xà lách của trường cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ: Các cháu đang đứng ở đâu đây?
+ Đây là rau gì? Lá có màu gì?
+ Lá của nó như thế nào? nhiều lá hay ít lá?
+ Đây là loại rau mùa nào?
- Chúng ta phải làm gì để rau luôn tươi tốt?
- Cho trẻ kể thêm tên 1 số loại rau mà trẻ biết
* TCVĐ: Bịt mắt bắt Dê: Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi và chơi cùng trẻ 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc nghệ thuật (Chính)
Kế hoạch TC HĐ chiều
Nội dung hoạt động:  -  Hoàn thành bài ở vở toán.
1.  MỤC ĐÍCH
- Trẻ hoàn thành bài tập đúng yêu cầu và đẹp .
- Trẻ chơi ở các góc gọn gàng không tranh giành đồ chơi của bạn.
2. CHUẨN BỊ
- Vở toán, bút màu, đồ chơi ở các góc.
3. TIẾN HÀNH
* Hoàn thành bài ở vở toán.
- C« cho trẻ về bàn ngồi theo từng nhóm và phát vở cho trẻ.
- Cô giới thiệu bài tập và hướng dẫn cho trẻ làm.
- Quá trình trẻ làm cô bao quát, đễn từng nhóm động viên và sửa sai cho trẻ.
- Trẻ làm xong cô nhận xét và cho trẻ cùng nhận xét.
* Chơi tự do các góc:
- Cô bố trí các nhóm chơi, đồ chơi vừa tầm trẻ lấy. Sau đó, cho trẻ về nhóm mình thích chơi và tự lấy đồ chơi xuống chơi.
- Quá trình chơi cô đến bên trẻ hướng dẫn và cùng chơi với trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Dặn dò trẻ không được giành đồ chơi của bạn, không vứt đồ chơi lung tung. Chơi xong, cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gon gàng, đúng nơi quy định.
* Đánh giá cách hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).

……………………………………………………………………………………………

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 5536916770974553883

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item