PTTC VĐ: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
PTTC VĐ Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/pttc-vd-di-trong-duong-hep-dau-doi-tui-cat.html
PTTC VĐ
Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐ: PTTC
VĐ: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
T/C: Kéo cưa lừa sẻ
|
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động,
hiểu cách vận động “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
2.Kỹ năng:
Trẻ phối hợp chân, tay, mắt
để mạnh dạn thực hiện vận động: 2 tay
cầm túi cát đội lên đầu và cứ thế đi trong đường hẹp cho tới khi về đích
không để túi cát bị rơi.
- Chơi tốt trò chơi
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động
- Giáo dục trẻ chăm tập thể
dục để có một cơ thể khỏe mạnh
|
* Không gian tổ chức:
- Ngoài sân
* Đồ dùng của cô:
- 1 đường
hẹp dài 4m x 0,2m
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm.
“Cháu yêu cô chú công nhân”
* Đồ dùng của trẻ:
- 2 đường hẹp dài 3m x 0,2m
|
1: Khởi động:
Kết hợp nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
Cho trẻ đi vòng tròn thực
hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm
đi nhanh…
2: Trọng động
* Bài tập
phát triển chung
+ Đội
hình: 4 hàng ngang theo tổ.
- Tập theo từng động tác.
- Động tác tay: 2 tay dơ
cao, gập xuống vai
( 2 lần – 4 nhịp)
- Động tác chân : 2 tay
chống hông, khuỵu gối
( 3 lần - 4 nhịp)
- Động tác lườn: 2 tay
chống hông, nghiêng người sang 2 bên( 2 lần- 4 nhịp)
- Động tác bật: Bật tách
chân, khép chân. ( 2 lần – 4 nhịp)
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng
ngang đối diên cách nhau 3m
* Vđ
cơ bản: : Đi trong đường hẹp đầu
đội túi cát
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
lần 1 không phân tích
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
lần 2 phân tích động tác: tư thế “ Chuẩn bị”, cô đứng trước vạch xuất phát, 2
tay cầm túi cát, khi có hiệu lệnh
“ Đi” 2 tay cô cầm túi cát
đội lên đầu và cứ thế đi trong đường hẹp cho tới khi về đích, chú ý 2 tay giữ
không để túi cát bị rơi.
Cho trẻ lên thực hiện lại
Cho lần lượt trẻ thực hiện,
từng nhóm trẻ thực hiện, cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
Cho trẻ thi đua giữa 2 tổ,
cô nhận xét khen động viên trẻ.
- Mời một trẻ lên thực hiện
lại vận động, hỏi lại trẻ tên bài tập
* T/C: “Kéo cưa lừa sẻ”
Cô
hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi.
3: Hồi tĩnh :Cho
trẻ đi nhẹ nhàng.
|
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐÂm nhạc
- NDTT:
Dạy hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
Nhạc và lời của
(Hoàng Văn Yến)
- NDKH:
Nghe hát bài “Cháu yêu cô thợ dệt”của Thu Hiền
-TC:Ai nhanh nhất
|
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát,
biết tên tác giả
Và hiểu nội dung bài hát.
2.Kỹ năng:
Hát rõ lời của bài hát
- Hát với tư thế thoải mái,
giọng tự nhiên.
Thực hiện tốt trò chơi.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động
|
* Không gian tổ chức:
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm.
(Cháu yêu cô chú công nhân,
cháu yêu cô thợ dệt..)
* Đồ dùng của trẻ:
Mũ âm nhạc
|
1: Ôn định tổ
chức – gây hứng thú:
- Cô tặng
trẻ một hộp quà, cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng” Cô mở hộp quà
ra cho trẻ đoán xem đây là dụng cụ của nghề nào? Dẫn dắt trẻ vào bài,
2: Nội dung: Dạy hát
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 không nhạc
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả, cho cả
lớp nhắc lại tên bài hát, tên tác giả 1-2 lần
- Cô hát lần 2 có nhạc, giảng nội dung bài
hát
( Bài hát ca ngợi cô chú
công nhân đã xây những ngôi nhà cho chúng mình ở và may quần áo đẹp cho chúng
mình mặc hàng ngày nữa đấy…để tỏ lòng biết ơn cô chú công nhân, chúng mình
phải chăm ngoan học giỏi và vâng lời cô giáo nhé)
- Cô hát kết hợp động tác
minh họa
-
Cô cho trẻ hát
cùng cô 3 – 4 lần
-
Mời tổ, nhóm,
cá nhân trẻ hát, cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ.
* Cách sửa: Nếu trẻ hát sai
lời ca cô có thể đọc lại lời và bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô từ câu hát đó
cho đến hết. Nếu trẻ hát sai về giai điệu, cô sẽ bắt nhịp cho trẻ hát lại từ
câu hát sai cho đến hết.
* Nghe hát “Cháu yêu cô thợ dệt”
Cô giới thiệu tên bài hát,
tên tác giả
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe (
Không nhạc)
Hỏi trẻ tên bài hát
Cô hát lần 2 kết hợp với
nhạc và giảng nội dung bài hát
( Bài hát nói về đôi bàn
tay cô thợ dệt đã kheo léo dệt lên những tấm vải để may áo cho chúng mình
đấy…)
- Lần 3 nghe ca sĩ hát, cô
biểu diễn minh họa
*
T/C: “Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: Cô có 5 chiếc
vòng, cô mời 6 bạn lên hát và đi vòng tròn, khi hát hết bài hát cô sẽ lắc sắc
xô và trẻ sẽ nhanh chân nhảy vào vòng, bạn nào không nhảy được vào vòng thì
sẽ phải nhảy lò cò
- Luật chơi: Khi cô lắc sắc
xô trẻ mới được nhảy, mỗi bạn xẽ nhảy vào 1 vòng.
3:
Kết thúc.
Cô nhận xét và khen động
viên trẻ.
|