Ném trúng đích bằng một tay T/CVĐ: Sút bóng vào gôn
VĐCB:Ném trúng đích bằng một tay T/CVĐ: Sút bóng vào gôn Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/nem-trung-dich-bang-mot-tay-tcvd-sut-bong-vao-gon.html
VĐCB:Ném trúng đích bằng một tay
T/CVĐ: Sút bóng vào gôn
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐ: PTTC
VĐCB: Ném trúng đích bằng một tay T/CVĐ: Sút bóng vào gôn
|
1. Kiến
thức:
- Trể biết tên vận động “
Ném trúng đích bằng một tay”, biết cần phải có sự phối hợp tay, chân, mắt và
định hướng để ném trúng vào đích.
- Trẻ biết cách chơi, luật
chơi cuả trò chơi “Sút bóng vào gôn”
2. Kỹ năng:
- Trẻ đứng vào vạch suất
phát, một tay cầm túi cát dơ cao và ném trúng vào đích
( 1,2m, 1,3m)
- Trẻ có kỹ năng phối hợp
tay, chân nhịp nhàng, mắt nhìn đích, ném trúng đích.
- Trẻ sử dụng linh hoạt các
cử động của bàn chân, cổ chân trong trò chơi:
“ Sút bóng vào gôn”
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực,
đoàn kết tham gia vào hoạt động, tham gia vào trò chơi.
|
* Địa điểm:
- Phòng chức năng
* Chuẩn bị
của giáo viên:
- Trang phục mặc quần áo
thể thao.
- Vạch xuất phát, 2- 3 túi
cát, 2 đích
( Rổ), 20 quả bóng nhựa, 1
khung thành, sắc xô, vòng
- Nhạc bài hát: “Làm chú bộ
đội, chú bộ đội, Richky – world cup 1998, Romance”
* Chuẩn bị
của trẻ:
- Trang phục sạch sẽ gọn
gàng
- Vòng nhỏ
- 20 túi cát
|
1. Hoạt động 1: Ôn định tổ chức
- Giới thiệu khách
- Bố mẹ các con làm nghề
gì? Sau này các con lớn lên các con thích làm nghề gi? Bạn nào có thể chia sẻ
với cô và các bạn nào?
- Muốn làm được nghề mình
thích thì trước tiên các con cần phải có một sức khỏe tốt, muốn có một sức
khỏe tốt chúng mình phải ăn đủ chất và chăm thể dục mỗi ngày đấy.
- Để có một sức khỏe bền bỉ
và dẻo dai, mời các con hãy về hàng và cùng cô khởi động nào
- Đội hình 3 hàng ngang
II. Hoạt động 2: Nội dung.
1. Khởi động:
( Đội hình vòng tròn): trên nền nhạc bài
“Làm chú bộ đội”
- Cho trẻ khởi động bằng
cách di chuyển, đi chậm, đi nhanh, hai tay chống hông lần lượt từng chân một
dậm gót, chạy chậm, chạy nhanh
- Các con đã thực hiện xong
phần khởi động của mình, mời các con lên lấy dụng cụ và thực hiện bài đồng
diễn cùng cô nào.
- Về đội hình 3 hàng ngang
2. Trọng động: ( Tập theo hiệu lệnh của cô)
* BTPTC
+ Động tác 1:
+ Động tác 2: Chân: 2 tay
đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 4 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân
bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 4: Bật: 2 tay
chống hông, bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
- Vừa rồi là một bài đồng
diễn rất đẹp cô khen các con, mời các con lên cất dụng cụ rồi về chỗ nào
* Cho trẻ chuyển đội hình
thành 2 hàng ngang đối diên cách nhau khoảng 3m
* VĐCB “
Ném trúng đích bằng một tay”
Hôm nay cô dạy các con một
vận động mới đó là vđ
“Ném trúng đích bằng một
tay”
- Để thực hiện được vận
động này các con chú ý cô thực hiện nhé
- Cô 2 làm mẫu lần 1
- Cô 1 làm mẫu lần 2, kết
hợp phân tích cách thực hiện
( Tư thế chuẩn bị: Đứng
chân trước chân sau trước vạch xuất phát, tay cầm túi cát cùng phía với chân
sau. Khi có hiệu lệnh “Ném” tay cầm
túi cát, giơ cao ngang tầm mắt, mắt nhìn đích và ném trùng vào đích)
- Mời 1- 2 trẻ lên tập thử
- Tổ chức cho cả lớp luyện
tập.
Lần 1: Lần lượt 2 trẻ một
lượt tập
- Cô chú ý sửa kỹ năng cho
trẻ.
Lần 2: đẩy nhanh tốc độ tập
của trẻ
-
Cổ vũ, động
viên trẻ.
L ần 3: Tùy vào khả năng của trẻ.
-
Cô để đích xa hơn
(2 đích có các khoảng cách cách vạch chuẩn khác nhau 1,2m, 1,3m hoặc 1m)
+
Những bạn nào thật tự tin có thể ném được trúng bao cát vào đích xa hơn( Rổ
màu đỏ) thì các con đứng lên đây với cô.
+
Những bạn nào chưa được tự tin thì các con sẽ đứng về bên cô Loan và ném ở đích
gần hơn(Chiếc rổ màu xanh)
- Cô khen động viên trẻ
Vừa
rồi cô thấy chúng mình rất giỏi, cô thưởng cho chúng mình một trò chơi.
* Trò chơi vận động “ Sút bóng vào
gôn”
Cách
chơi: Cô chia các con thành 2 đội . Đội bóng xanh và đội bóng đỏ cô đã chuẩn bị
khung thành và rất nhiều bóng cho 2 đội
-
Nhiệm vụ của các con là lấy những quả bóng ở trong rổ và các con đặt ở điểm
sút bóng và sút vào gôn.
Luật
chơi: thời gian cho các đội là một bản nhạc “Richky – world cup”. Khi bản
nhạc kết thúc, đội nào sút được nhiều bóng vào khung thành, đội đó sẽ chiến
thắng.
-
Cô nhận xét và
kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng trên
nền nhạc Romance
3: Kết thúc
- nhận xét - khen trẻ.
-
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh chúng mình hãy nhớ ăn đủ chất và chăm tập thể
dục mỗi ngày nhé…
|
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐÂm nhạc
NDTT:VĐ
minh họa “Cháu yêu cô chú công nhân” Tg: Hoàng Văn Yến
NDKH: Nghe hát: “Lý đất Giồng” dân ca
|
1. Kiến
thức:Trẻ
- Trẻ biết cách vđ minh hoạ
theo bài hát "Cháu yêu cô chú công
nhân".
- Trẻ biết tên bài hát và
hiểu nội dung bài hát “Lý đất Giồng
- Biết cách chơi trò chơi “Tai
ai tinh”
2.
Kỹ năng:
- Trẻ vận động nhịp nhàng
theo bài hát“Cháu yêu cô chú công nhân”, tự nhiên khi biểu diễn.
- Biết thể hiện cảm xúc khi
nghe nhạc, nghe cô và bạn hát.
- Trả lời một số câu hỏi
to, rõ ràng.
- Trẻ chơi tốt trò chơi
“Tai ai tinh”
- Có kỹ năng tự phục vụ:
Ngồi ghế đúng cách, cất ghế đúng nơi quy định.
1.
Thái độ:
- Biết chú ý lắng nghe cô
và bạn hát
- Hứng thú tham gia biểu
diễn cùng cô
|
* Địa điểm: Phòng
chức năng.
* Đội hình dạy trẻ: chữ u,
vòng cung, hang ngang, vòng tròn
* Đồ dùng của cô:
- Trang phục biểu diễn.
- Đàn, máy tính,đầu, loa,
đĩa có giai điệu bài hát “Cháu yêu cô chú công
nhân”, “Lý đất Giồng”.
-
Mô hình vườn rau và một số dụng cụ của nghề nông làm từ nguyên vật liệu phế
thải..
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
- Nơ ( đủ cho mỗi trẻ).
- Ghế cho trẻ ngồi.
|
1: Ôn định tổ chức
- Gọi trẻ lại
với cô
- Giới thiệu
khách
2: Nội dung:
* Trò
chơi “ Tai ai tinh”
- Cô con mình cùng chơi trò chơi với những ngón tay đẹp nhé.
- Cách chơi: Các con hãy tập đánh đàn bằng 10 ngón tay xuống nền và
lắng nghe nhạc. Khi cô đánh đàn thì các con sẽ đánh đàn cùng cô. Khi cô dừng
lại, nhạc tắt thì các con không đánh nữa và khi nhạc nhanh thì các con đánh
đàn nhanh, nhạc chậm thì các con đánh đàn chậm.
- Thi đua xem tai ai tinh đánh đàn theo tiếng nhạc của cô nhé. Các con
đã rõ chưa? đã sắn sàng chưa?
- Các con chơi trò chơi rất giỏi, cô mời các con về chỗ của mình nào.
* NDTT: Vđ bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
Tg: Hoàng Văn Yến
- Vừa rồi các con đã lắng nghe tiếng nhạc và chơi trò chơi rất giỏi. Cô
còn có một giai điệu bài hát rất hay nữa đấy, các con chú ý lắng
nghe xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé.(Cô mở giai điệu bài hát
“Cháu yêu cô chú công nhân”)
- Các con vừa được nghe giai điệu của bài hát nào?
- Cô con mình cùng hát bài hát này nhé
- Để bài hát hay hơn vui nhộn hơn thì các con sẽ làm gì? Bạn nào biết,
bạn nào có thể nói lên cách vận động của mình?
- Cô chốt lại ý của trẻ.
- Ngoài cách vận động vỗ tay, lắc lư, dậm chân, nhún nhảy cô còn có
một cách vận động khác đấy, đó là vận động minh hoạ theo lời bài hát đấy.
- Cô vđ cho trẻ quan sát ( Kết hợp nhạc)
- Cô biểu diễn xong rồi. Các con thấy cách vận động của cô như thế
nào? Để biểu diễn được giống cô các con quan sát cô biểu diễn nhé.
- Lần 1 cô vđ chậm (không nhạc)
- Lần 2 cô vđ kết hợp nhạc
- Cô thấy bạn nào cũng đang muốn được biểu diễn cùng cô đấy cô mời các
con vận động cùng cô nào.
- Lần 1: Cô mời cả lớp đứng lên
vđ cùng cô nào( không nhạc)
- Lần 2: Kết hợp nhạc
- Lần 3: Đội hình vòng tròn( Kết hợp nhạc)
- Cô mời luân phiên 3 đội( Kết hợp nhạc) ( Cô chú ý
sửa kỹ năng và động viên trẻ).
- Mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát vđ.
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng hát hay múa
đẹp, cô sẽ tổ chức thi đua giữa các
nhóm bạn trai bạn gái để xem nhóm nào nào biểu diễn đẹp hơn nhé.
* Cô 2 trò chuyện với trẻ.
Cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn hát hay, múa giỏi,
sau này lớn lên có thể các con sẽ làm ca sĩ, làm diễn viên múa và làm những
nghề mà mình thích, có một nghề rất quý đó là nghề nông đấy các con ạ, các cô
bác nông dân đã ngày đêm vất vả để làm ra hạt thóc, củ khoai cho các con ăn
hàng ngày đấy. Có một bài hát rất hay ca ngợi những người nông dân đó là bài
“Lý đất Giồng” Dân ca Nam bộ mà hôm nay các cô muốn gửi đến chúng mình.
* NDKH: Nghe hát bài “Lý đất Giồng” Dân ca Nam bộ
- Cho trẻ nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
* Cô 1: hát cho
trẻ nghe lần 1
- Cô vừa hát
cho các con nghe bài hát gì? Làn điệu dân ca nào?
- Cô hát lần 2: Kết hợp minh họa theo lời bài hát.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ chào khách.
|
Nhận xét trẻ cuối
ngày……………………………………………