HĐ: PTTC VĐCB: Đi kiễng gót - TCVĐ: Chuyền bóng
HĐ: PTTC VĐCB: Đi kiễng gót TCVĐ: Chuyền bóng Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/hd-pttc-vdcb-di-kieng-got-tcvd-chuyen-bong.html
HĐ: PTTC VĐCB: Đi kiễng gót
TCVĐ: Chuyền bóng
Tên hoạt
động
|
Mục đích -
yêu cầu
|
Chuẩn bị
|
Cách tiến
hành
|
HĐ: PTTC
VĐCB:
Đi kiễng gót
- T/CVĐ: Chuyền bóng
|
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu cách thực
hiện vận động: Khi đi kiễng gót 2 tay đưa lên cao, chân đi kiễng gót, mắt
nhìn về phía trước sao cho giữ được thăng bằng.
- Biết cách chơi trò chơi: Bắt bóng:
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp giữa chân và mắt để thực hiện đúng kỹ
thuật
- Rèn kỹ năng chuyển đội hình
Chơi đúng luật của trò chơi
Phát triển tố chất khéo léo cho trẻ
3. Thái độ :
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, không
|
* Không gian tổ chức:
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
Đài ghi lời bài hát để trẻ đi
KĐ và tập BTPTC
- 5 lá cở
* Đồ dùng của trẻ:
- 2 Đoạn đường dài bằng thảm được nối với các màu khác nhau: Xanh, đỏ.
- Bóng: 2 quả
- Đội hình tập
- 2 vạch suất phát
|
1. Khởi động
*: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi
thường , đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh ...
2. Trọng động
* đội
hình 4 hàng ngang.
a/ BTPTC:
+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, gập xuống vai( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 2: Chân: 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 4 lần, 4
nhịp)
+ Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên
cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp)
+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách
khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
- Vừa rồi là một bài đồng diễn rất đẹp cô khen các con, mời các con lên
cất dụng cụ rồi về chỗ nào
* Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diên cách nhau khoảng 3m
b/ VĐCB: Đi kiễng gót.
Cô giới thiệu vận động
Cô làm
mẫu: 2 lần.
- Lần 1: không giải thích
- Lần 2 + phân tích: CB : Đứng tự nhiên trước vách xuất phát. Khi có
hiệu lệnh “Đi” cô đi kiễng gót trên đoạn đường màu xanh, đi thường trên đoạn
đường màu đỏ, rồi lại đi kiễng gót trên đoạn đường màu xanh, rồi lại đi
thường cho tới khi về đích.
Gọi một trẻ lên tập thử cùng cô cho cả lớp xem
Cho cả lớp nhận xét bạn vừa tập
* Trẻ thực hiên :
- Lần 1: 1 trẻ 1 lượt tập
-
Lần 2: Theo
nhóm
-
Lần 3: Nâng độ
khó
(Trong quá trình trẻ tập cô
quan sát và sửa kỹ năng cho trẻ.)
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ
tên bài và chọn một trẻ lên tập thêm 1
lần nữa.
* Trò chơi:
Chuyền bóng
- Cách chơi: Cô chia lớp
thành 2 đội thi đua chuyền bóng, đội nào chuyền được nhiều bóng thì sẽ chiến
thắng
- Luật chơi: thời gian là
10 phút, bạn nào làm rơi bóng sẽ phải chuyền lại từ đầu.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3
lần- > NX chơi
3. Hồi tĩnh
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân
|
HĐÂm nhạc
- NDTT:
Hoạt động biểu diễn cuối
chủ đề
Hát,
vận động bài: “Gà trống, mèo con và cún con, chú khỉ con, cá vàng bơi”
Nghe hát: “Làng chim”
T/CÂN: Tai ai tinh
|
1.
Kiến thức:
-
Trẻ biết biểu diễn một số bài hát ở cuối chủ đề nghề nghiệp“Gà trống, mèo con
và cún con, chú khỉ con, cá vàng bơi”
2.
Kỹ năng
-
Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, biết vận động
theo ý thích của mình(hát, vỗ tay, vận động minh họa...)
-
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài “Làng chim”
-
Chơi trò chơi thành thạo
-
Có kỹ năng đứng lên, ngồi xuống ghế, xếp ghế gọn gàng.
3.
Thái độ
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia
vào hoạt động âm nhạc
|
* Không gian tổ chức:
- Phòng chức năng
* Đồ dùng của cô:
Đài, đĩa có các bài hát trong chủ “Gà trống,
mèo con và cún con, chú khỉ con, cá vàng bơi. Làng chim”
- Hình ảnh trong nội dung
các bài hát
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ múa
- Dụng cụ âm nhạc( Sắc xô,
phách)
|
1: Ôn định tổ chức
- Mở nhạc hiệu trò chơi âm nhạc
-
Chào mừng các bé lớp C3 đến với chương trình “ Trò chơi âm nhạc ngày hôm nay”
-
Cô giới thiệu 3 đội và đội trưởng của 3 đội.
-
Mở nhạc hiệu
2: Nội
dung chính
* “Nghe
giai điệu đoán tên bài hát”
- Mời các đội chú ý lắng nghe giai điệu một bài hát
rất là quen thuộc và đội nào có câu trả lời trước, trả lời đúng và biểu diễn
thật hay thì sẽ được tặng một bông hoa.
Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát : “Gà trống, mèo
con và cún con”
- Mời đội nào có câu trả lời nhanh nhất
- Cho cả lớp đứng lên hát lại.
- Để bài hát hay hơn, sôi nổi hơn, chúng mình sẽ
biểu diễn cùng nhiều hình thức khác nhau
- Mời tổ có câu trả lời đúng lên biểu diễn bài hát
theo ý thích.
* “ Xem
hình ảnh đoán tên bài hát”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh chú khỉ con và cho trẻ
đoán xem hình ảnh đó là nội dung của bài hát nào?
Tương tự như phần một cô tổ chức cho trẻ biểu diễn.
* “ Xem
con vật đoán tên bài hát”
- Cô cho trẻ xem con cá vàng bơi trong bể cảnh và
cho trẻ đoán xem con cá vàng có trong bài hát nào
- Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn bài hát.
- Vừa rồi cô thấy các con rất giỏi,cô thưởng cho
chúng mình một trò chơi
Hoạt động
2: Trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô cho trẻ tạo ra âm thanh to – Nhỏ từ
các bộ phận trên cơ thể theo ý thích
- Cô nói cách chơi: Khi cô mở nhạc to thì các con
tạo ra âm thanh to, khi cô mở nhạc nhỏ thì các con tạo âm thanh nhỏ, khi nhạc
dừng thì các con không tạo ra âm thanh nữa
- Đến với “chương trình trò chơi âm nhạc” hôm nay cô
đã chuẩn bị một món quà rất đặc biệt để tặng cho chúng mình đấy, xin mời cô.
HDD3: Nghe hát bài “Làng chim”
- Vừa rồi cô thấy các con
biểu diễn rất hay, cô cũng có một tiết mục muốn biểu diễn: Cô sẽ hát tặng
chúng mình bài hát “Làng chim”
Cô hát cho trẻ nghe lần 1
kết hợp nhạc
Hỏi trẻ tên bài hát
- Lần 2 cô biểu diễn minh
họa theo lời bài hát
3: Kết thúc.
Cô
nhận xét và khen động viên trẻ.
|