Hát vỗ tay theo lời ca “Gà trống, mèo con và cún con”
Hát vỗ tay theo lời ca “Gà trống, mèo con và cún con” Nghe hát: “Gà gáy le te” TC: “Bao nhiêu bạn hát ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/hat-vo-tay-theo-loi-ca-ga-trong-meo-con-va-cun-con.html
Hát
vỗ tay theo lời ca “Gà trống, mèo con và
cún con”
Nghe
hát: “Gà gáy le te”
TC:
“Bao nhiêu bạn hát”
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Trẻ thuộc bài hát, hát to rõ ràng đúng theo giai điệu bài hát.
-
Trẻ vận động vui vẻ, hồn nhiên nhí nhảnh theo giai điệu bài hát, rèn kỷ năng
vận động vỗ tay theo lời ca.
-
Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong vận động.
-
Trẻ chơi trò chơi hứng thú, đoàn kết giữa các tổ
II.
CHUẨN BỊ
-
Nhạc giai điệu bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con, Gà gáy le te”
-
Xắc xô
-
Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy
-
Video về một số con vật nuôi trong gia đình
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1: Trò chuyện, Gây hứng thú
-
Cho trẻ xem video về một số con vật nuôi trong gia đình
-
Trò chuyện về nội dung video
-
Có 1 bài hát đã nói về những con vật này, các con có biết đó là bài hát gì
không?
+
Cô mở 1 đoạn nhạc dạo của bài hát “Gà
trống, mèo con và cún con” để trẻ đoán.
*
Hoạt động 2: Dạy trẻ hát vỗ tay theo lời ca
-
Cô mời cả lớp cùng hát vơi cô bài hát “Gà
trống, mèo con và cún con” nào!
-
Trẻ vui hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
Hỏi
trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? (Gà trống, mèo con và cún con)
-
Do ai sáng tác?
-
Nội dung bài hát nói về những con vật gì? ( Trẻ trả lời theo hiểu biết)
-
Những con vật này như thế nào?
*
Giáo dục:
-
Với bài hát này, các con có cách vận động nào hay không?
- Để bài hát được hay hơn, sôi nổi hơn cô sẽ
hướng dẫn các con cách vỗ tay theo lời ca: (cứ 1 lời ca của bài hát là một
tiếng vỗ tay. nghĩa là các con hát vào từ nào thì các con vỗ tay vào từ đó)
-
Cô hát và vận động vỗ tay theo lời ca lần 1
-
Lần 2 có nhạc.
-
Cả lớp cùng hát và vỗ tay theo lời ca bài hát "Cháu yêu cô thợ dệt"
- Cô mời phần thể hiện của tổ “ Chim non”
-
Tổ “ Bướm vàng”
-
Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng”
Hoạt động 3: Nghe hát "Gà
gáy le te”
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không nhạc)
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( kết hợp với nhạc)
Hỏi
trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì? -
Do ai sáng tác?
-
Các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi
tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?
-
Trẻ vui hát Gà gáy le te Di chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
*
Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát họa my”
của lớp Lớn B của chúng ta ngày hôm nay.
-
Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các
ca sỹ nhí đến từ đội “ Chim non” ( Gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
-
Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)
-
Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
-
Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
-
Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
-
Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Lớn B ( Trẻ vui
hát “ Gà trống mèo con và cún con” di
chuyển về hình chữ U.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Bao nhiêu bạn hát”
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta
không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa
đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Bao nhiêu bạn hát”các
cháu có thích không?
-
Cô nêu luật chơi, các chơi.
-
Cho trẻ chơi 2 - 3 lần tùy hứng thú của trẻ
-
Cô bao quảt trẻ chơi
-
Trẻ vui hát “Gà trống mèo con và cún con”
và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Dùng lá cây xếp con vật.
1, HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít
thở không khí trong lành vận động thoải mái
- Trò chuyện với
trẻ về chủ đề
+ Các con hãy
nhìn xem sân trường của chúng ta hôm nay như thế nào?
+ Nhờ có ai mà
sân trường được sạch sẽ như vậy?
+ Chúng mình
phải làm gì để giữ cho môi trường xanh sạch đẹp?
- Hôm qua cô
cháu mình đã cùng nhau nhặt lá chuối, lá mít quanh sân trường, hôm nay chúng
mình sẽ dùng những chiếc lá đó để xếp, đan tết thành những con vật thật đẹp để
tặng các cô chú công nhân vệ sinh nhé!
- Cô giới thiệu
và hướng dẫn trẻ cách xếp con mèo, con trâu bằng lá chuối lá mít cho trẻ.
- Cô phát lá cho
trẻ xếp
- Cô bao quát,
giúp trẻ
* Giáo dục trẻ:
2, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, câu cá, cát, đồ chơi ngoài trời….
-
Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen với cách vỗ tay theo lời ca
* Cô đố: “ Con gì cục tác cục ta
Nó để cái trứng nó khoe
trứng tròn” ( Con gà mái).
- Cô
kể trẻ nghe câu chuyện sáng tạo.
- Cô vừa kể vừa chiếu các slide về hình ảnh
vòng đời phát triển của con gà.
“Gà con được sinh ra từ những quả trứng tròn
do mẹ gà ấp ủ. Gà mẹ không quản ngại ngày đêm mưa nắng đã ấp ủ những quả trứng
và dành hết tình yêu thương của mình cho các con. Đến ngày chào đời, quả trứng
nứt vỏ, gà con tự mổ quả trứng và chui ra ngoài, những chú gà con khác lại tiếp
tục mổ quả trứng và chui ra ngoài thành một đàn gà con xinh xắn, dễ thương. Đôi
mắt tròn xoe ngơ ngác của các chú ngắm nhìn cuộc sống mới xung quanh. Và lúc
nào gà mẹ cũng ở bên cạnh con, dẫn con đi ăn, dạy con cách tìm mồi và che chở
cho con.
“ Rồi cứ thế cứ thế
Từng ngày từng ngày trôi
Gà con đã lớn rồi
Thành những chú gà trống
Cất tiếng gáy ó o
Thành những cô gà mái
Lại đẻ ra trứng tròn
Lại nở thành gà con
Kêu lên chiếp chiếp
chiếp”.
- Và
vòng đời của các chú gà lại tiếp tục diễn ra, diễn ra liên tục như vậy để duy trì giống loài của mình cho
đến ngày nay”.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu
chuyện.
+ Được mẹ gà ấp ủ, đến ngày chào
đời gà con làm gì?
+
Được mẹ gà che chở và được chăm sóc gà con như thế nào?
+
Vòng đời của con gà diễn ra như thế nào? ( Trứng à gà mẹ ấp trứng à nở thành gà con à phát triển thành gà choai à trưởng thành gà trống, gà mái à đẻ ra
trứng tròn……..) (Cô chiếu slide vòng đời
phát triển của con gà cho trẻ xem).
- Cho trẻ nói lại vòng đời của gà cho cả lớp
nghe.
* Giáo dục trẻ:
HĐ 2: Thơ:
"Mèo đi câu cá"
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc thuộc thơ, hiểu
nội dung bài thơ và tính cách nhân vật: mèo anh mê ngủ, mèo em ham chơi.
- Rèn KN đọc thơ, thể
hiện được âm điệu, vần điệu, nhịp điệu 2/2 phù hợp với nội dung.
- Rèn kỹ năng vẽ hình bằng cách phối hợp các hình hình học
và nét vẽ đơn giản , tạo sản phẩm ngộ
nghĩnh, dễ thương theo khiếu thẩm mỹ của trẻ .
- Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, khả năng
cảm thụ văn học, tư duy, tưởng tượng,
- Giáo dục trẻ về ích
lợi của việc nuôi mèo.
II.
CHUẨN BỊ
-
Cho trẻ làm quen với bài thơ “Mèo đi câu cá”, tranh minh họa bài thơ
- Hình chó và mèo ,
bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, tập TH vui và bút màu cho trẻ…
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát và
VĐ theo nhạc bài “Gà trống, mèo con và cún con” …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Những con vật nào được nói đến trong bài hát?
+ Những con vật ấy được mô tả thế nào?
- Cô gợi ý cho trẻ so sánh con chó và con mèo:
+ Chó
và mèo có giống nhau không? … Giống nhau ở điểm nào?
+ Con mèo có gì khác ? … Mèo có tài gì ?
+ Món ăn nào mà mèo thích nhất nhỉ ? … Nuôi mèo
có ích lợi gì?
* Hoạt động 2:
- Cô cho trẻ xem
tranh minh họa bài thơ, trò chuyện với trẻ về hình ảnh trong bức tranh …
- Giới thiệu bài thơ
“Mèo đi câu cá” của Thái Hoàng Linh , cô
đọc cho trẻ nghe …
- Nếu đa số trẻ chưa
biết bài thơ, cô có thể đọc lần 2 kết hợp trích dẫn và đàm thoại gợi mở:
+ Cô đọc 6 câu thơ
đầu ( anh em .... quá chừng ) Theo các bạn, Mèo anh sẽ làm gì?
+ Cô đọc 4 câu thơ tiếp theo ( mèo anh ...
có em rồi ) Mèo em có câu cá
không?
+ Cô đọc tiếp 8 câu
tiếp theo ( mèo em ... vui chơi ) Rồi
chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
+ Cô đọc tiếp 8 câu
thơ còn lại ( lúc ông mặt trời ... meo meo ) Vì sao anh em mèo bị đói vậy?
- Cho trẻ đọc bài thơ vài lần cho thuộc: chung, nhóm, vài cá nhân … ( nếu đa số trẻ đã
thuộc thơ thì tổ chức cho trẻ thi đọc thơ nối tiếp hay luân phiên … )
- Chuyển tiếp với TC “ Một con mèo - Có một cái mũi - Hai
cái tai - Và một cái đuôi. Hai con mèo - Có hai cái mũi - Bốn cái tai - và hai
cái đuôi ” …
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ thực hành “ Vẽ con mèo nhà bé” trong tập
TH vui …
+ Gợi ý trẻ vẽ theo
cách lắp ghép các hình : cho trẻ xem các
mẫu vẽ trên bảng …
+ Khuyến khích trẻ
sáng tạo hình ảnh con mèo ở các tư thế :
nằm dài ra ngủ, đang chơi với bóng
hay rình bắt mồi …
- Cho trẻ sao chép các từ minh họa hình ảnh con mèo mà trẻ
vẽ : viết bên cạnh hay bên dưới
hình vẽ ( cô
viết lên bảng và chỉ cho trẻ đọc qua vài lần … )
* KÕt thóc:
NhËn xÐt