Giáo án Toán: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
Giáo án Toán: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. - Biết đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-toan-moi-quan-he-hon-kem-trong-pham-vi-6.html
Giáo án Toán: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Trẻ biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
-
Biết được giá trị của các chất dinh dưỡng.
-
Trẻ biết ngồi đúng tư thế, tô màu đều, sáng, đẹp, đúng số lượng cho trước.
-
Rèn cho trẻ có tư duy nhanh nhẹn.
-
Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận, ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.
II.
CHUẨN BỊ
-
Một số trang phục của trẻ (dép, mũ, nón, áo, quần,…)
-
Lô tô quần áo đủ có mỗi loại mỗi trẻ 6 cái
-
Thẻ số
-
bút màu
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Gây hứng thú
+
Ổn định: Hát “Thật đáng chê”
-
Trò chuyện về bài hát:
- Các con cùng
hát với nhạc bài hát gì ? Trẻ trả lời
-
Cho trẻ đi xem phòng triển lãm thời trang.
* HĐ 2: Ôn đếm đến 6
-
Các cháu hãy nhìn xem cái gì đây? (Áo khoác)
-
Có bao nhiêu cái áo khoác? (Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6)
-
Vậy 5 cái áo tương ứng với thẻ số mấy?(Số 6)
-
Có bao nhiêu cái quần?(Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Các cháu hãy nhìn xem cô có thẻ số mấy đây?(Số 6)
-
Vậy làm thế nào để số quần bằng với số thẻ của cô?( Thêm 1 cái quần)
-
1 bạn lên giúp cô chọn thêm 1 cái quần nữa!
-
Cho trẻ đếm lại số quần.
-
Trẻ vui hát “Đôi mắt xinh” đi về chổ ngồi thành hình chữ U.(Cô phát rổ cho mỗi
trẻ có 6 cái áo, 6 cái quần,Thẻ số)
* HĐ 3: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số
lượng trong phạm vi 6
-
Các cháu hãy nhìn xem, trên tay cô có gì?(Cái áo)
-
Cô gắn 6 cái áo lên( Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6)
-
Cho trẻ lên gắn thẻ số tương ứng.
-
Cô dán 6 cái quần phía trên song song với 6 cái áo (Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Cho trẻ lên gắn thẻ số tương ứng.
-
Bạn nào có nhận xét gì về 2 nhóm nào?(Không bằng nhau)
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 2 cái quần.
-
Cho trẻ đếm số lượng quần, và số lượng áo, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 3 cái quần.
-
Cho trẻ đếm số lượng quần, và số lượng áo, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 4 cái quần.
-
Cho trẻ đếm số lượng quần, và số lượng áo, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Để 2 nhóm này bằng nhau thì ta phải làm gì?
-
Cô lấy đi 5 cái quần.
-
Cho trẻ đếm số lượng quần, và số lượng áo, gắn thẻ số.
-
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
-
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
-
Cả lớp đếm lại cả 2 nhóm.
+
Trẻ thực hiện
-
Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ trong đó có 6 cái áo, 6 cái quần và thẻ số từ 1-6.
-
Cho trẻ thực hiện thêm bớt số lượng trong phạm vi 6 theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi luyện tập:
+ TC 1:
“Đoàn kết”.
- Cô cho mỗi cháu cầm trên tay 1 món đồ dùng,
khi nghe cô nói “đoàn kết, đoàn kết” thì những cháu có đồ dùng giống nhau về
thành 1 nhóm.
- “Đoàn kết, đoàn kết”
- Kết những bạn có đồ dùng giống nhau về thành
1 nhóm.
- “Đố bạn, đố bạn” đố bạn có mấy đôi dép? (6
đôi dép)
- Có mấy cái mũ? (5 cái mũ)
- Nhóm mũ và nhóm dép, nhóm nào nhiều hơn?
Nhiều hơn mấy? Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy? Vậy chúng hơn kém nhau là bao
nhiêu? (1)
- Cô thêm bớt đồ dùng, cho cháu đổi đồ dùng, đồ
chơi và so sánh với những nhóm đồ vật khác.
- Nhận xét, tuyên
dương.
+ TC 2: “Tô
màu đồ dùng theo số lượng cho trước”.
- Cô cho cháu quan sát bức tranh, trong tranh
có vẽ rất nhiều hình. Nhiệm vụ của cháu là tô hình ứng với số đứng phía trước.
Ví
dụ: hình chú hề có ghi số 1 thì cháu sẽ tô 1 hình, ghi số 2 thì tô 2 hình…
- Cô nhắc cháu ngồi ngay ngắn, tô không lem ra
ngoài.
- Cô nhận xét sản phẩm
của trẻ.
* Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ,
biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
* Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
HĐCCĐ: Dạo chơi, đọc ca dao “Công cha như núi thái sơn”
1, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị trang
phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò
trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô đọc
một đoạn trong bài đồng giao “Công cha như núi thái sơn” cho trẻ đoán
- Cả lớp
đọc lần 1
- Lần lượt
cho từng tổ đọc.
* Giáo dục trẻ biết yêu thương bố mẹ và nghi nhớ
công ơn sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ đối với mình.
2, TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận
xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Dạy trẻ không đi theo, nhận quà người
lạ khi chưa được người thân cho phép
1, Dạy trẻ không đi theo, nhận quà người lạ
khi chưa được người thân cho phép
- Dạy trẻ một số
kỉ năng sống hằng ngày: Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi
- Khi người thân
cho quà các con nhận bằng mấy tay? Nói như thế nào?
- Khi các con làm
sai, các con phải nói gì và làm gì?
- Nếu gặp người
lạ, họ cho các con quà các con có nhận và đi theo không?
* Giáo dục trẻ: Không đi theo, nhận quà người lạ khi chưa
được người thân cho phép
* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, chăm
đánh răng hằng ngày. Biết ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng, không ăn bánh kẹo nhiều
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ
chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................