Giáo án LQVT: So sánh cao – thấp của 3 đối tượng
Giáo án LQVT: So sánh cao – thấp của 3 đối tượng I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Củng cố kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng - Trẻ biết...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvt-so-sanh-cao-thap-cua-3-doi-tuong.html
Giáo án LQVT: So sánh cao – thấp của 3 đối tượng
I,
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố
kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Trẻ biết
so sánh sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng và diễn đạt được mối quan hệ : Cao
nhất ,thấp hơn, thấp nhất , biết liên hệ thực tế ở xung quanh lớp về các đồ
dùng đồ chơi và so sánh chiều cao 3 ĐT.
- Luyện kỹ
năng quan sát, so sánh sắp xếp thứ tự chiều cao 3 đối tượng.
- Trẻ hứng
thú tham gia vào các hoạt động, tập trung trong giờ học, không tranh
giành đồ dùng, đồ chơi của bạn.
II.
CHUẨN BỊ
- 3 cây xanh.
- Mỗi cháu 1
thước đo,1 bức tranh có vẽ 3 cây xanh
- Bút màu,bút
chì
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú:
-
Cho trẻ đi siêu thị mua cây theo yêu cầu của cô.
+
Mua 1 loại cây cao nhất! (Cây ăn quả)
+
Mua 1 loại cây cao hơn! (Cây cho bóng mát)
+
Mua 1 loại cây thấp nhất! (Cây cảnh)
-
Cô cho cả lớp nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành đo độ cao – thấp
- Cô phát cho
mỗi trẻ 3 cây xanh có kích thước dài, ngắn khác nhau và một que tính
- Cho trẻ đo cây
thấp trước kế tiếp là cây cao hơn và cuối cùng là cây cao nhất.
- Cô nêu cách
đo: Đặt cây xanh lên mặt phẳng, dùng thước đo đặt sát vào cây xanh điểm đầu của
thước đo ngang bằng với phía dưới
gốc cây, dùng bút chì đánh dấu vào phía dưới của gốc cây, nơi điểm cuối của thước đo. Sau đó nhấc thước đo
lên và thực hiện đo như vừa rồi tiếp tục đến hết cây xanh .
- Cho trẻ đếm và
nêu kết quả:
+ Cây xanh thứ
nhất đo bằng bao nhiêu lần thước đo (2 lần)
+ Cây xanh thứ hai đo bằng bao nhiêu lần thước
đo (3 lần)
+ Cây xanh thứ
ba đo bằng bao nhiêu lần thước đo ( 4 lần )
- Kích thước của
3 cây xanh như thế nào?
+ Cây xanh nào cao nhất? thấp hơn? Thấp
nhất?
- Cô mời 3 trẻ có chiều cao khác nhau lên so
sánh
- Cho trẻ nhận xét
bạn nào cao nhất, bạn nào thấp hơn/thấp nhất?
- Cô
nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bé khéo tay”
-
Cô chia lớp thành 5 nhóm
-
Phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh trong đó có các cây xanh có độ cao khác nhau.
-
Cho trẻ cắt rời cây xanh ra và dán theo thứ tự từ thấp đến cao
-
Cô kiểm tra kết quả.
+ Trò chơi 2: “Chọn lá cho cây”
- Cô treo 3 bức
tranh về 3 thân cây từ thấp đến cao.
- Chia trẻ thành
3 đội
- Mỗi đội phải
thay phiên nhau từng bạn 1 lên chọn lá
cho cây, cây cao nhất gắn lá dài nhất, cây thấp hơn gắn lá ngắn hơn và cây thấp
nhất gắn lá ngắn nhất.
- Cô nhận xét,
khen trẻ.
* Kết thúc: Trẻ vui hát “Em yêu cây xanh” và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1.
Quan sát sự nảy mầm từ cây hoa chuối
-
Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cô cho trẻ
đứng quanh 2 chậu cây hoa chuối cô đã gieo.
- Cho trẻ quan
sát và nêu nhận xét về sự nảy mầm của cây hoa chuối.
- Cô hướng dẫn
trẻ các công đoạn về gieo hạt (Trước
tiên phải làm gì? (Xăm đất nhỏ, chuẩn bị hạt giống..). Tưới nước cho đất
ẩm.....Rắc hạt giống lên đất và nói cho trẻ biết sự nảy mầm của nó.
* Giáo dục trẻ cách
chăm sóc, bảo vệ các loài cây....
2, TCVĐ: “Bé hái quả”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
-
Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
-
Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. LQ: Chuyện “Cây tre trăm đốt”
- Cô và
trẻ cùng trò chuyện với nhau về chủ đề
- Giới thiệu tên
truyện
- Cô kể lần 1.
- Cô kể lần 2: Giảng
nội dung câu chuyện
- Hỏi trẻ tên
truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Cho trẻ kể
cùng cô 1 lần.
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng xé dán cho trẻ.
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp
trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................