Giáo án LQVH: Thơ “Quê em vùng biển”
Giáo án LQVH: Thơ “Quê em vùng biển” I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài th...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvh-tho-que-em-vung-bien.html
Giáo án LQVH: Thơ “Quê em vùng biển”
I,
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ thông qua đàm thoại.
- Trẻ biết
được vẻ đẹp của biển đảo quê hương, biết nguồn tài nguyên của biển
đem lại.
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc rõ ràng, diễn
cảm, phát triển khả năng chú ý
tưởng tượng
- Giáo dục trẻ biết yêu quý vẻ đẹp của
biển đảo và bảo vệ danh lam thắng cảnh của địa phương, đất nước.
II.
CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ.
- Một số hình
ảnh biển đảo Việt Nam…
- Hình ảnh
minh họa nội dung bài thơ để trẻ chơi trò chơi.
- Mô hình về
biển đảo.
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô mở nhạc cho trẻ cùng lắng nghe bài
hát “Em yêu biển đảo quê em”.
- Trò
chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
+ Cô cháu mình vừa được nghe bài hát
gì?
+ Bài hát nhắc tới gì? (Biển đảo quê
em)
+ Vì sao lại yêu biển đảo?
+ Biển cho ta những gì?
+ Ở Việt Nam Có biển đảo nào mà con
biết?
- Có một
bài thơ nói về vẻ đẹp của biển ở vùng quê đó là bài thơ gì? Các
con chú ý lắng nghe nhé.
* Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tác
giả.
- Cô đọc lần 2: Đọc kết hợp máy chiếu:
Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả, tóm tắt nội dung bài thơ. Giải
thích từ khó: “mênh mông”, “đầy ắp”.
* H/đ 2: Trích dẫn đàm thoại
-
Trích dẫn, đàm thoại
- Các con vừa đọc bài
thơ gì?
+ Quê em ở vùng biển
.................Sóng xô tràn bãi cát.
- Biển trong bài thơ được
nhắc tới như thế nào?
+ Sớm chiều
................. Ra khơi.
- Buổi sớm biển như thế
nào?
+ Chiều ngã bóng
............... Đầy ắp cá.
- Chiều về thì sao?
- Biển cung cấp gì cho
con người?
* Giáo dục trẻ biết chăm
ngoan học giỏi để sau này lớn lên làm những chú bộ đội hải quân canh
giữ biển đảo, bảo vệ biên giới cho Tổ quốc.
* H/đ 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc
cùng cô 2 lần.
- Từng tổ luân
phiên đọc từng câu.
- Cho trẻ đọc
theo nhóm
- Cá nhân lên đọc.
- Cả lớp đọc lại
một lần
* HĐ 3: Trò chơi: Gắn tranh theo
trình tự nội dung bài thơ.
- Cô giới
thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức
cho trẻ chơi, cô động viên trẻ chơi.
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1, HĐCCĐ: Quan sát luống rau khoai lang
-
Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành vận động thoải mái.
- Cho trẻ đứng quanh luống rau
- Quan sát và đàm thoại
+ Đây là luống rau gì?
+ Thân, lá,...như thế nào?
+ Dùng để làm gì?
+ Ngoài thân, lá..còn có gì nữa
nhỉ?
+ Củ khoai có nhiều chất gì?
+ Các con có thích ăn những món ăn
được làm từ rau khoai lang không?
+ Cây sống được là nhờ gì?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải
làm gì?
* Giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo vệ
cây, bảo vệ môi trường
2, TCVĐ: “Kéo co”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do:
- Chơi với bóng, câu cá, xếp hình,
sỏi, đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho
trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.
Sinh hoạt văn nghệ
-
Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ
lên biểu diển.
-
Trẻ hát, múa bài “Em yêu biển đảo quê
hương”, “Nơi đảo xa”, …
-
Đọc thơ diễn cảm “Quê em vùng biển”
-
Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.
-
Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2.
Lao động tập thể
-
Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
-
Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp
3.
Nêu gương cuối tuần.
-
Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.
-
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
-
Cô nhận xét.
-
Phát phiếu ngoan cho trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................