Giáo án LQVH: Thơ "Gà học chữ"
Giáo án LQVH: Thơ "Gà học chữ" I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhớ tên bài thơ : “Gà học chữ” của tác giả Phan Trung Hiếu. Hiểu ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvh-tho-ga-hoc-chu.html
Giáo án LQVH: Thơ "Gà học chữ"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên bài thơ: “Gà học chữ” của tác giả Phan Trung
Hiếu. Hiểu được nội dung bài thơ.
- Biết đọc thơ diễn cảm cùng cô, trả
lời các câu hỏi rõ ràng
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính
trọng cô giáo và biết chăm chỉ học.
II. CHUẨN BỊ
a. Không gian tổ chức: Trong lớp.
b. Đồ dùng: Tranh minh họa bài thơ
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1:
Ổn định, gây hứng thú.
- Cho lớp hát: “Ngày vui của bé”:
- Các con vừa hát bài hát nói về điều
gì?
- Khi đến trường các con thấy như thế
nào?
- Đến trường có bạn bè, có cô giáo và
được cô dạy cho các con học hát, học chữ...Từ những ngày đầu đến lớp cô giáo đã
đổ dành yêu thương dạy cho các con những nét chữ đầu tiên và để không phụ lòng
dạy dỗ của cô các bạn nhỏ chăm ngoan học giỏi. Thi đua nhau trong học tập và
lớp mình có rất nhiều bạn học rất ngoan. Vậy bây giờ các con lắng nghe cô đọc
cho các con nghe bài thơ: “Gà học chữ” của tác giả Phan Trung Hiếu nhé!
* Hoạt động 2:
Cô đọc kết hợp trích dẫn, đàm thoại
- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc lần 2 qua tranh trích dẫn
- Các con nhìn xem bức tranh vẽ gì
nào?
+ Trích dẫn:
- Đoạn 1: Từ: “Ngày đầu........rơm
nằm”
- Cô cùng trẻ quan sát tranh và tìm
hiểu về nội dung bức tranh
- Tác giả miêu tả khi cô dạy đọc chữ
thì chú Gà Trống thì đọc được, đọc to rõ ràng và thương cho cô gà mái không
biết đọc mà lại tìm ổ nằm.
- Đọan 2: Từ: “Đến môn......cũng
thèm”
- Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung
bức tranh.
- Đến môn tập viết thì sao?
- Đến môn tập viết thì gà Trống không
biết viết, nét chữ xiêu vẹo hàng thấp hàng cao. Còn gà Mái thì viết chữ o rất
tròn và đẹp ai cũng thích.
- Bài thơ đã kể về những chú gà rất
chăm ngoan học giỏi và biết vâng lời cô giáo. Qua bài thơ này tác giả khuyên
bảo các con phải siêng năng chăm chỉ học tập và biết vâng lời cô giáo.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ
gì?
- Cô cho lớp đọc tên bài thơ.
+ Đàm thoại:
- Trong trò chơi này cô là người đưa
ra câu hỏi còn các con trả lời câu hỏi. Con nào trả lời đúng thì được bước lên
phía trước 1 bức, càn ai trả lời sai thì lùi ra sau 1 bước và sau đó phải nhảy
lò cò quanh các bạn 1 vòng.
- Ngày đầu đến lớp cô dạy những gì?
+ (Ngày đầu đến ......Chữ O)
- Chú Gà Trống tỏ ra như thế nào?
+ (Gà Trống .......Vang ò ó)
- Cô gà Mái thì thế nào?
+ (Thương cô gà ....rơm nằm)
- Khi cô dạy môn tập viết thì thế
nào?
+ (Đến môn tập ........hàng cao)
- Mái Mơ tỏ ra như thế nào?
+ (Mái Mơ hớn ......trứng tròn vo)
- Thì ra gà Mái đã làm gì?
+ (Mới hay gà Mái........cũng thèm)
* Cô cho trẻ nhắc lại các câu trả lời.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3:
Trẻ đọc thơ
* Trò chơi: “Thi giọng đọc thơ hay”
- Cả lớp đọc cùng cô 2 lần
- 3 tổ lên đọc luân phiên từng câu
- Nhóm, cỏ nhân lên đọc bằng hình ảnh, động tác minh họa
- Cả lớp đứng dậy đọc làm một số động tác minh hoạ.
- Sau mỗi lần đọc cô chú ý sữa sai và nhận xét
tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 4: Chơi T/C: “Tìm nơi
trú ẩn”.
- Cô chuẩn bị rất nhiều các bức tranh
rời (vẽ cảnh các bạn nhỏ đang học) và bây giờ các con hãy thi đua nhau để ghép
những bức tranh này lại thành 1 bức tranh hoàn chỉnh trong thời gian 3 phút đội
nào ghép nhanh và đúng thì phần thắng thuộc về đội đó
- Trò chơi bắt đầu.
- Trò chơi kết thúc cô cùng trẻ nhận
xét kết quả của 2 đội và tuyên dương trẻ.
- Cho lớp đọc lại bài thơ: Gà học chữ
- Giáo dục trẻ:
- Nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a) HĐCCĐ: Quan sát hiện
tượng tự nhiên (gió)
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Các con thấy thời tiết hôm nay như
thế nào? Nắng hay mưa?
- Các con hãy cảm nhận xem, hôm nay
trời có mát không? Nhờ có gì mà chúng ta cảm thấy mát? (Gió)
- Để biết được trời hôm nay có gió
hay không nhờ vào dấu hiệu gì?(Ngọn cây lay chuyển, mát…)
* Giáo dục trẻ: Biết yêu thiên nhiên
và ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ.
b) TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
-
Cô nhắc lại cách chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần
c) Chơi tự do: Cô
bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, LĐ - VN
- Cô phân công cho từng nhóm sắp xếp
lại đồ dùng đồ chơi ở các góc cho gọn gàng
- Cô và trẻ cùng làm kết hợp với trò
chuyện, hướng dẫn, giáo dục trẻ cách bảo quản đồ chơi….
- Tổ chức cho trẻ thi đua hát, múa,
đọc thơ, kể chuyện về một số bài hát trong chủ đề.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................