Giáo án LQVH: Thơ "Cô dạy con"
Giáo án LQVH: Thơ "Cô dạy con" *KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1. Kiến thức : - Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvh-tho-co-day-con_5.html
Giáo án LQVH: Thơ "Cô dạy con"
*KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
1. Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài
thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết được một số luật lệ giao
thông khi đi trên đường, ngồi trên tàu xe...
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng
đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Rèn cho trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, trả lời
đúng câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt dộng, mạnh dạn phát biểu và trả
lời câu hỏi của cô.
*CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát “ Em tập lái ô tô” nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
- Mô hình vườn rau.
2. Đồ dùng của trẻ:
3. Phương tiện phục
vụ dạy học:
- Chiếu cho trẻ ngồi.
*TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
*Ổn định gây hứng
thú:
Cho trẻ hát bài: “ Em tập lái ô tô”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến phương tiện giao thông nào?
+ Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
+ Ngoài ô tô ra các con biết còn có những loại phương tiện
giao thông nào nữa?
- Các con ạ, từ những phương tiện giao thông đó mà nhà thơ
Bùi Thị Tình đã có nhiều nỗi niềm say mê cảm hứng và đã viết lên bài thơ
rất hay về phương tiện giao thông. Đó là bài thơ “ Cô dạy con”. Các con hãy
ngồi thật đẹp lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
*Hoạt động 1: Cô
đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh minh họa
*Trích dẫn – Đàm
thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ nhắc đến những phương tiện giao thông nào?
+ Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô chạy ở đâu?
*Trích:
“ Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện
giao thông
Máy bay, bay đường không
Ô tô chạy đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ
ơi!”
+ Ngoài ra cô dạy khi đi bộ thì
đi ở đâu?
+ Khi ngồi tên tàu xe phải như
thế nào?
*Trích:
“Khi đi trên đường
bộ
Nhớ đi tên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu
xe
Không thò đầu cửa
sổ”
Các con ạ, “Vỉa hè” là phần đường dành cho người đi bộ, đi
trên lề đường bên tay phải theo hướng đi của mình.
+ Đến ngã tư đường phố con phải làm gì?
*Trích:
“Đến ngã tư đường
phố
Đèn đỏ con phải
dừng
Đèn vàng con chuẩn
bị
Đèn xanh con mới
đi”
-
Các con sẽ làm gì jhi tham gia giao thông? Vì sao?
*Giáo dục trẻ:
Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật lệ giao
thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩynhau, không
thò đầu thò tay ra ngoài cua sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, đi về
phía tay phải...
*Hoạt động 2: Dạy
trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần
- Cô mời tổ đọc thơ
- Cô mời nhóm đọc thơ
- Cô mời cá nhân đọc thơ
Cô cho cả lớp đọc thơ theo hình thức to - nhỏ theo sự nâng
tầm tay của cô.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
-
Cho cả lớp đọc thơ 1 lần nữa.
-
Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai
sáng tác?
-
Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
*Hoạt động 3: Kết
thúc: Cho trẻ làm “ Máy bay” và đi ra ngoài.
|
-
Cả lớp hát cùng cô
-
Em tập lái ô tô
- Đường bộ
- Xe máy, Xe đạp,...
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
-
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
-
Bài thơ“ Cô dạy con”
- Cô Bùi Thị Tình sáng tác
-
Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô
-
“ Máy bay bay đường không, ô tô chạy đường bộ,tàu
thuyền.....đường thủy mẹ ơi”
-
Đi trên vỉa hè
-
Không thò đầu cửa sổ
-
Trẻ lắng nghe
-
Đèn đỏ ......đèn xanh mới đi
-
Chấp hành luật lệ giao thông, vì nếu không sẽ xảy ra
tai nạn.
-
Trẻ chú ý lắng nghe
-
Cả lớp đọc thơ
-
Tổ đọc thơ ( 3 tổ)
-
Nhóm đọc thơ ( 2 nhóm)
-
Cá nhân đọc thơ (1 – 2 trẻ)
-
Cả lớp đọc
-
Cả lớp đọc
-
Bài thơ “ Cô dạy con” do cô Bùi Thị Tình
-
Trẻ làm máy bay và đi ra ngoài.
|