Giáo án LQVH: Kể chuyện “Cậu bé Tích Chu”
Giáo án LQVH: Kể chuyện “Cậu bé Tích Chu” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI a) Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện “Tích Chu”, tên các nhân vật tron...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvh-ke-chuyen-cau-be-tich-chu.html
Giáo án LQVH: Kể
chuyện “Cậu bé Tích Chu”
I. KẾT QUẢ MONG
ĐỢI
a) Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện “Tích Chu”, tên
các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm
trình tự nội dung chuyện, hiểu được tính cách từng nhân vật.
b) Kỷ năng:
- Trẻ biết kể chuyện diễn cảm
- Trẻ thể hiện được giọng điệu, ngữ
điệu của từng nhân vật trong truyện
- Trả lời câu hỏi rõ rang, mạch lạc
c) Giáo dục:
- Biết kính trọng và yêu quý ông bà
- Biết yêu thương chăm sóc người thân
trong gia đình và biết giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ
1, Đồ dùng:
- Máy vi tính, máy chiếu, giáo án
điện tử
- Nhạc bài hát “Cháu yêu bà”, “Cả nhà
thương nhau”
2, Địa điểm:
- Trẻ ngồi trong lớp theo hình chữ U
3, Phương pháp:
- Dùng lời - Đàm thoại - Thực hành
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Các con ơi! Bây giờ đang là tháng
mấy? tháng 11 có ngày gì đặc biệt? ngày NGVN là ngày của ai? Hôm nay lớp chúng
mình rất vinh dự vì có các cô trong trường đến dự giờ đấy, chúng ta cùng hát
một bài hát để tặng các cô nào!
- Trẻ
vui hát bài “Cháu yêu Bà”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
- Lớp mình vừa hát bài
gì? Bà là người sinh ra ai? Người sinh ra bố gọi là gì? (Bà nội), người sinh ra mẹ gọi là gì? (Bà ngoại). Các
con có yêu quý bà của mình không?
- Cô có một câu chuyện kể về tình cảm
giữa 2 bà cháu với nhau đấy, và để biết tình cảm đó như thế nào các con hãy
nghe cô kể câu chuyện “Cậu bé Tích Chu” nhé!
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1, Hỏi trẻ:
- Tên chuyện, tên nhân vật trong
chuyện.
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh họa
trên máy vi tính
+ Cô giảng
nội dung cho trẻ nghe: Câu chuyện nói về một cậu bé tên là Tích Chu, cậu sống
cùng bà. Chỉ vì ham chơi, không quan tâm tới bà, không rót nước cho bà uống nên
bà Tích Chu đã phải hóa thành con chim để bay đi tìm nước uống. Được sự giúp
được của bà tiên, tích Chu đã vượt qua rất nhiều nguy hiểm để lấy nước suối
tiên về cho bà uống, được uống nước suối tiên bà Tích Chu đã trở lại thành
người và về ở với Tích Chu, từ đó Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
* Giải thích từ khó
- Hàng ngày bà phải làm việc quần
quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu. Vậy thì “Quần quật” có nghĩa là gì các con?
1. “Quần quật”: (Bà phải làm rất nhiều công việc, bà làm việc suốt
ngày các con ạ)
- Tích Chu mải rong chơi với bạn bè,
chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm Vậy thì “Rong chơi” có nghĩa là gì nhĩ?
2. “Rong chơi” có nghĩa là Tích Chu mãi ham chơi với bạn, không chịu
giúp đỡ bà)
- Tích Chu rất ngạc nhiên khi thấy bà
đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời.
3. “Hóa thành” có nghĩa là từ con người trở thành con chim đấy các con
ạ!
- Nghe tiếng chim nói TC òa lên khóc,
Tích Chu thương bà và hối hận lắm.
4. “Hối hận” có nghĩa là Tích Chu cảm thấy có lỗi với bà và biết yêu
thương bà hơn.
- Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ
vô cùng, vội vàng hỏi đường lên suối tiên, rồi chẳng một chút chần chừ, Tích
Chu hăng hái đi ngay.
5.
“Hăng hái” có nghĩa là vui vẽ làm công việc mà mình thích
- Kể chuyện lần 3 (Kết hợp cho trẻ
xem phim hoạt hình)
- Vừa rồi các con đã được nghe cô kể
chuyện, vậy các con có thể đặt tên mới cho câu chuyện này không? (Cho 2-3 trẻ
đặt tên chuyện)
* Hoạt động 2:Trích dẫn, đàm thoại:
- Cô vừa kể
cho chúng mình nghe câu chuyện gì?.
- Trong chuyện có
mấy nhân vật ?
- Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé tên
là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm
việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng để dành
cho Tich Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích
Chu, có người nói với bà như thế nào?
- Lớn lên Tích Chu có thương bà
không?
- Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại
chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày
rong chơi với bạn bè. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà
lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mải rong chơi với bạn bè, chẳng
nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát
nước quá liền gọi, bà gọi như thế nào các con? Bà gọi Tích Chu gọi mấy lần?
- Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy
về để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức khi thấy bà đã hóa thành con
chim và vỗ cánh bay lên trời. Khi bà đã biến thành chim thì TC như thế nào?
Tích Chu đã nói gì với bà? Bà đã trả lời như thế nào với Tích Chu?
- Trong lúc Tích Chu đi tìm bà thì
Tích Chu đã gặp ai? Bà Tiên đã bảo với Tích Chu như thế nào?
- Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội
trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu có lấy được nước
suối tiên về cho bà uống không? Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu đã trở
lại thành người và về ở với Tích Chu. Từ đấy, hai bà cháu về sống với nhau rất
hạnh phúc!
- Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng
ta điều gì? Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay đáng chê?
* Giáo dục: Qua câu chuyện “Tích Chu”
tác giả muốn các con phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ lúc
ốm đau và biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn đấy. Khi ăn cơm xong các con
hãy bê nước và lấy tăm mời ông bà, cha mẹ để tỏ lòng quan tâm tới ông bà, cha
mẹ nhớ chưa nào!
+ Cho trẻ kể chuyện
- Cô cho cả lớp kể chuyện 1 lần
* Các con ơi! Được biết tại trường MN
Đức Thịnh hôm nay có tổ chức cuộc thi “Bé kể chuyện sáng tạo” đấy! các con có
muốn cùng cô đến đó tham gia không? (Trẻ vui hát “Cả nhà thương nhau” đi thành
vòng tròn chuyển đội hình thành 3 hàng ngang)
- Cô làm MC: Xin nhiệt liệt chào mừng
toàn thể các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “Bé kể chuyện sáng tạo” của chúng
ta ngày hôm nay! Cuộc thi của chúng ta hôm nay gồm có 2 phần. Phần I: Năng
khiếu
Phần II: Kiến thức
- Để mở đầu cho phần thi năng khiếu
là sự thể hiện của các bé đến từ lớp 5 tuổi A (Cho 3 tổ đọc nối tiếp nhau)
- Tiếp theo là phần thể hiện của các
bé đến từ đội Chim non (Cô làm người dẫn chuyện-Trẻ thể hiện giọng các nhân
vật)
- Chúng ta hãy dành 1 tràng pháo tay
để chào đón phần thi của bạn gái “Diệu Vi” (Kể chuyện theo tranh)
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Bước qua phần thi thứ nhất là phần
Thi thứ 2: Phần thi Kiến thức.
- Cô chuẩn bị câu hỏi trên máy vi
tính, trẻ trả lời bằng cách nhấp chuột vào câu trả lời đúng.
- Cho trẻ ghép hình câu chuyện Tích Chu trên máy
tính
* Kết thúc:
Nhận xét giờ hoạt đông cho trẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Tham quan nhà bếp
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ đi dạo một vòng, vừa đi vừa
hát: “Mời bạn ăn” và tới địa điểm quan sát:
- Chúng mình đang đứng ở đâu? Các con thấy bếp
ăn của trường ta như thế nào?
- Trong bếp có những vật dụng gì?
(Nồi, niêu, xoong, chảo, tủ bếp…..)
-
Người nấu bếp gọi là gì? (Cô cấp dưỡng/ Cô nuôi)
-
Chúng mình cùng nhặt rau giúp các cô cấp dưỡng nào. Các cô cấp dưỡng
luôn nấu những món ăn ngon cho Chúng mình vì vậy khi ăn chúng mình ăn hết xuất
nhé!
* Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp,
có ý thức giữ gìn vệ sinh sân trường sạch sẽ và ăn hết suất ăn của mình trong
các bữa ăn.
b, TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, VN – LĐ Chơi trò
chơi tôi là ai?
+ LĐ - VN
- Cô phân công cho từng nhóm dọn đồ
dùng đồ chơi ở các góc chơi.
- Cô và trẻ cùng làm kết hợp với trò
chuyện, hướng dẫn, giáo dục trẻ cách bảo quản đồ chơi….
- Tổ chức cho trẻ thi đua hát, múa,
đọc thơ, kể chuyện về một số bài hát trong chủ đề.
+ Trò chơi “Tôi là ai?”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
* Giáo dục trẻ biết đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................