Giáo án LQVH: Chuyện “Sự tích hoa hồng”
Giáo án LQVH: Chuyện “Sự tích hoa hồng” I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu truyện. - Rèn...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvh-chuyen-su-tich-hoa-hong.html
Giáo án LQVH: Chuyện “Sự tích hoa hồng”
I,
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-
Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu truyện.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,
phát âm đúng ngữ pháp.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ
cây hoa, cây trồng, không bứt lá bẻ cành, biết giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II.
CHUẨN BỊ
- Tranh truyện “ Sự tích hoa hồng”,
hoa hồng là vật thật, lẵng cắm hoa.
-
Phim hoạt hình truyện “ Sự tích hoa hồng” không lời
- Mô hình, rối
dẹt: Hoa hồng, nàng tiên nữ, thần mặt trời, nữ thần mặt trăng.
III.
TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện gợi mở
- Bây giờ đang là mùa gì ?
- Mùa xuân về thời tiết ấm áp , cây cối đâm chồi
nẩy lộc , muôn hoa khoe sắc thắm .
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Màu hoa” của nhạc sĩ
Hồng Đăng và đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Bài hát có nội dung gì ?
+ Trong lời bài hát hoa có màu gì?( Mời 2-3 trẻ
trả lời)
- Có một loài hoa chỉ toàn màu trắng tinh , các
bạn đó ước mơ có được nhiều màu hoa như những loại hoa khác . Để biết xem đó là
loại hoa gì chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện « Sự tích hoa
hồng » nhé .
* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1: ( Kể bằng lời )
+ Cô kể chậm, rõ lời thoại, kể đúng ngữ điệu từng
nhân vật( Giọng nàng tiên nhẹ nhàng, ấm áp,dịu dàng, giọng của những bông hoa
hồng vui tươi, dí dỏm…) và thể hiện tình cảm qua lời kể.
+ Giới thiệu tên truyện.
- Trẻ nhắc lại tên truyện.
- Cô kể lần 2: ( Kể bằng mô hình )
+ Cô kể như lần 1, kể xong cô tóm tắt nội dung
truyện: Câu truyện kể về ngày xưa hoa hồng toàn một màu trắng tinh, nhờ nàng
tiên xin Thần Mặt Trời, Nữ Thần Mặt Trăng ban cho màu sắc, từ đó hoa hồng có
nhiều màu sắc như bây giờ.
* Đàm thoại
+ Tên truyện là gì?
+ Có những nhân vật nào?
+ Ai đã ban cho hoa hồng màu sắc?
+ Giảng từ khó:
Từ “ cười khà khà” là cười rất thoải mái, vui vẻ.
- Cô kể lần 3: (Kể kèm theo phim hoạt
hình)
+ Cô kể chậm rãi, nhẹ nhàng, kể rõ lời thoại
của nhân vật và thể hiện tình cảm qua lời kể.
+ Cô đàm thoại với trẻ:
+Tên truyện là gì?
+ Có nhân vật
nào?
+ Hoa hồng có ước mơ gì?
+ Ai đã nghe
được câu truyện của những bông hoa hồng?
+ Nàng Tiên thầm
nghĩ gì?
+ Nàng Tiên đến
gặp ai?
+ Nàng Tiên nói
gì với Thần Mặt Trời?
+Thần Mặt Trời
tỏ thái độ thế nào?
+ Nàng Tiên đến
gặp ai nữa?
+ Nữ Thần Mặt
trăng có đồng ý giúp hoa hồng không?
+ Những bông hoa
hồng có vui không?
+ Hoa hồng băn
khoăn điều gì?....
* Giáo dục : Hoa hồng mang hương sắc làm đẹp cho cuộc
sống của con người thêm tươi vui, vì vậy chúng mình không được bứt lá bẻ cành,
phải biết chăm sóc bảo vệ cây hoa, cây trồng, bảo vệ thiên nhiên.
* Luyện tập:
- Trò chơi : “ Kể
nhau nghe ”
+ Cô mời 1 trẻ
lên kể cho cả lớp cùng nghe
- Trò chơi “ Chọn
hoa ”
+ Trẻ xếp hàng làm hai đội chọn hoa theo yêu
cầu của cô. Đội hoa hồng trắng chọn hoa màu trắng, đội hoa hồng vàng chọn hoa
hồng vàng và cắm vào lẵng hoa của từng đội, sau 2 phút đội nào chọn đúng hoa và
có số lượng nhiều đội đó sẽ chiến thắng.
* Hoạt động
3: Kết thúc
-
Cô cùng trẻ hát vang bài hát: “ Ra vườn hoa em chơi ” và đi ra sân thăm
vườn hoa mùa xuân .
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
1, HĐCCĐ: Giải các câu đố về các loài hoa
- Chuẩn bị
trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Dặn dò
trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Vẫy trẻ lại gần cô, trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ
ngồi thành vòng tròn
- Cô đọc
một số câu đố về các loài hoa cho trẻ đoán.
- Cô giải
thích và gợi mở những câu đố khó
* Giáo dục
trẻ:
2, TCVĐ: “Bỏ lá”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, hướng dẫn
trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với
bóng, chong chóng, đồ chơi ngoài trời….
- Cô nhận
xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Thực hành kỷ năng nhận biết một số
trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Cô và trẻ cùng
trò chuyện về chủ đề.
- Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước mọi trường
hợp. trẻ cần biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường
hợp khẩn cấp khi xa nhà chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên.
- Nhớ các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115
- Trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những
trường hợp cần cảnh giác cao, khi có vấn đề gì hãy gọi điện cho cha mẹ để thông
báo.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................