Giáo án KPKH: “Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng”
Giáo án KPKH: “Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng” ĐỘ TUỔI: 4 -5 Tuổi THỜI GIAN: 25...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tim-hieu-ve-cong-viec-cua-chu-cong-nhan-xay-dung.html
Giáo án KPKH: “Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng”
ĐỘ TUỔI: 4 -5 Tuổi
THỜI GIAN:
25 – 30 phút
NGÀY DẠY:
15/11/2011
NGƯỜI DẠY: Bùi Thị Trang
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-Trẻ hiểu những
công trình xây dựng là do những chú công nhân xây dựng làm nên.
-Biết được những công việc chính của một người công nhân xây
dựng: Trộn vữa, xây, trát...
- Trẻ biết một số đặc điểm, những dụng cụ và vật liệu mà
các chú công nhân sử dụng trong khi làm việc.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch
lạc.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
3. Thái độ :
-Yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân xây dựng. Từ đó
giáo dục trẻ biết yêu mến quý trọng người lao động.
- Biết giữ gìn trường lớp, nhà cữa, các công trình công
cộng do các cô chú công nhân xây dựng xây nên (Không vẽ bậy lên tường...)
- Biết phối hợp cùng nhau trong một số thao tác thực
hành.
II. CHUẨN BỊ
a. Chuẩn
bị cho cô:
- Hình ảnh về các công trình xây dựng trên máy tính (Nhà
ở, Trường học, Bệnh viện, tòa nhà cao tầng)
- Hình ảnh các cô chú công nhân đang làm việc (Chở gạch,
trộn xi măng-cát, xây, trát tường).
- Hình ảnh nguyên vật liệu xây dựng.(Gạch, cát, xi măng,
sỏi đá, Sắt thép)
- Một số nguyên vật liệu xây dựng thật: Gạch, Xi măng,
Cát...
- Hình ảnh 1 số dụng cụ xây dựng (Bay, xô, bàn xoa, thước
xây)
- 3 ngôi nhà biểu tượng cho 3 sản phẩm của nghề xây dựng để
chơi trò chơi “về đúng nhà”.
- Trang phục: Áo dài
b.
Chuẩn bị cho trẻ:
- 1 trẻ 1 rổ đựng lô tô về nghề xây dựng ( Bay, xô, bàn
xoa, thước xây nhà ở)
* Tích hợp: Âm nhạc, TD, toán, đồng giao, tạo hình...
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô và cả lớp cùng hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
- Chiếu trên máy tính cho trẻ xem hình ảnh về những sản
phẩm mà các cô chú công nhân đã làm nên (Nhà ở, Trường học, Bệnh viện, tòa nhà
cao tầng)
*
Hoạt động 2:
2.1/
“Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng”
- Trình chiếu
cho trẻ xem hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân xây dựng (Chở
gạch, trộn xi măng-cát, xây, trát tường), hỏi trẻ:
- Làm thế nào
để các cô chú có thể xây dựng nên được những ngôi nhà như vậy? Và để xây được
những ngôi nhà như vậy thì cần những nguyên vật liệu gì?
- Bây giờ
chúng mình cùng tìm hiểu xem các cô chú công nhân đã dùng những nguyên vật liệu
gì để xây nhé!
2.2/ “Nhận biết một
số đặc điểm nổi bật của một số vật liệu xây dựng”
- Cô trình
chiếu lần lượt các nguyên vật liệu cho trẻ quan sát:
+ Gạch:
- Đây là gì cả
lớp? (Viên Gạch)
- Viên gạch có
hình gì?(Hình khối chữ nhật)
- Cô đưa viên
gạch thật ra cho trẻ quan sát.
- Cô mời 2-3
trẻ lên sờ viên gạch.
- Con thấy
viên gạch như thế nào?(Cứng)
- Gạch là 1
loại nguyên vật liệu dùng để xây nhà đấy các con ạ! nhưng để các viên gạch gắn
chặt lại với nhau và giúp tường không bị đổ, chúng ta phải có gì?
+ Cát, xi măng
- Cô chiếu
hình ảnh cát, xi măng cho trẻ xem, đưa cát và xi măng thật ra cho trẻ quan sát.
- Chúng ta cần có cát và xi măng trộn lại thành vữa. Khi xi
măng và cát trộn vào nhau, đổ thêm nước chúng sẽ trở nên dẻo – Vừa nói cô vừa
trộn xi măng với cát và đổ nước vào.
- Cô mời 2 trẻ
lên dùng bai xúc vữa dơ lên và đổ xuống cho vữa chảy xuống.
=> Đây là
vữa, rất dẻo và dính. Nhờ có vữa mà các viên gạch mới gắn chặt lại được với
nhau, như thế tường mới không bị đổ, Các con đã hiểu chưa?
* Mở rộng:
Ngoài gạch, cát, xi măng ra các con còn biết những vật liệu gì nữa?
- Cô trình
chiếu hình ảnh sắt, thép, đá sỏi, gạch lát nền(Gạch hoa)
- Ngoài ra còn
có các dụng cụ để các cô chú công nhân xây dựng như: Bay, xô, bàn xoa, thước
xây (Chiếu hình ảnh các dụng cụ xây dựng cho trẻ xem)
+ Cô vừa cho các con được làm quen với nghề xây dựng, các
con có yêu quý các cô chú công nhân xây dựng không?
- Ngoài nghề này ra con còn biết nghề nào nữa?
- Ước muốn của con sau này làm nghề gì?
- GD: Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề
nào cũng đều rất cao quý, có ích cho xã hội và đáng trân trọng. Vì vậy các con phải biết trấn trọng các nghề, trân
trọng những người lao động và công việc của họ đang làm vì những nghề này đều
mang lại những nhu cầu, những lợi ích riêng cho cuộc sống của chúng ta đấy! Các
con đã nhớ chưa nào!
*
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập – Cũng cố
+ Trò
chơi 1: “Thi xem ai nhanh”
- Hôm nay các con học rất ngoan, rất giỏi nên cô Trang có
1 món quà tặng cho các con đấy! Cô mời các con cùng nhận quà nào!
- Trẻ vui đọc đồng giao “Đi cầu đi quán” – Cô phát rổ cho trẻ.
- Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một rổ lô tô.Các con hãy
nhìn xem trong rổ có những gì? (lô tô dụng cụ và sản phẩm của nghề xây dựng)
Cách
chơi: Khi cô yêu
cầu các con tìm dụng cụ hoặc sản phẩm
nào của nghề xây dựng thì các con phải tìm nhanh dụng cụ/ sản phẩm đó
rồi dơ lên thật nhanh, các con đã biết cách chơi chưa nào?
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Lần 1: Cô nói tên nguyên vật liệu.
- Lần 2: Cô nói tên sản phẩm
- Nhận xét trẻ chơi.
+ Trò chơi 2: “Về
đúng nhà”
- Thu rổ và cho trẻ giữ lại 1 lô tô mà trẻ thích nhất!
- Cô giới thiệu cách chơi:
- Các con hãy nhìn xem, xung quanh lớp cô
Trang đã chuẩn bị cái gì?(3 ngôi nhà có hình các dụng cụ và sản phẩm của nghề
xây dựng: Xô-bay, Thước xây-bàn xoa, ngôi nhà.)
- Trẻ vui hát bài trời nắng trời mưa đi vòng tròn, hết
bài trẻ nào cầm lô tô hình sản phẩm nào thì về nhà hình sản phẩm đó.
- Đổi lô tô cho nhau.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Bé
tô màu tặng cô
=> Các con ơi! Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam rồi đấy,
chúng mình đã chuẩn bị món quà gì tặng cô giáo chưa nào! Bây giờ chúng mình hãy
cùng tô màu những bức tranh này thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20/11 nhé!
- Cô chuẩn bị cho trẻ 3 bức tranh về 3 sản phẩm của nghề
xây dựng. Chia trẻ thành 3 tổ và cùng tô màu bức tranh tặng cô nhân ngày 20/11.
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
* Hoạt
động 4: Nhận xét, kết thúc, chuyển hoạt động.