Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp “Bạn ơi có biết”
Giáo án âm nhạc: Hát vỗ tay theo nhịp “Bạn ơi có biết” Nghe hát: “Bác đưa thư vui tính” TC: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật ” I. MỤC...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-hat-vo-tay-theo-nhip-ban-oi-co-biet.html
Giáo án âm nhạc: Hát vỗ
tay theo nhịp “Bạn ơi có biết”
Nghe hát: “Bác đưa thư vui tính”
TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ hiểu được nội dung bài hát, vận động thành thạo vỗ tay theo
nhịp nhịp nhàng theo lời bài hát “Bạn ơi
có biết”
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, nhẹ nhàng đúng giai điệu bài
hát, trẻ biết hưởng
ứng cùng cô bài nghe hát “Bác đưa thư vui tính”
- Rèn kỹ năng hát đúng kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát “Bạn ơi có biết”.
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc đệm các bài hát “Bạn
ơi có biết”, “Bác đưa thư vui tính”
- Xắc xô, phách tre, đàn....
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1 : Trò chuyện, gây hứng thú
-
Cô bật nhạc, trẻ đi từ ngoài vào xếp thành hình chữ U, đứng hát bài “Bạn ơi có
biết”
- Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa
thể hiện xong bài gì? (Bạn ơi có biết)
-
Do ai sáng tác?
- Nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhỡ chúng ta điều gì? (Trẻ
trả lời theo hiểu biết)
*
Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
- Ngòai lời hát hay, bài hát
còn có những vận động theo nhịp rất mềm dẻo nữa đấy. Bây giờ các con cùng xem
cô vận động nhé!
-
Cô vận động vỗ tay theo nhịp lần 1
-
Lần 2 kết hợp giải thích (Cô vừa nhún theo nhạc vừa hát đồng thời vỗ tay 1 cái
vào phách mạnh rồi mở ra vào phách nhẹ)
-
Cô cho cả lớp vận động theo nhịp
- Mời tổ “ Chim non” ( Hát vận động theo nhịp)
-
Bây giờ là phần thể hiện của tổ “ Bướm vàng” ( Hát vận động theo nhịp)
-
Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng” ( Hát vận động theo nhịp)
-
Các con ơi! Được biết tại trường mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi
tiếng hát họa my rất hay, các con có muốn tới đó tham gia không nào?
-
Trẻ vui đọc đồng giao “Đi cầu đi quán” Đi vòng tròn di chuyển đội hình thành 3
hàng ngang.
*
Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát họa my”
của lớp Lớn B của chúng ta ngày hôm nay.
-
Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các
ca sỹ nhí đến từ đội “ Chim non” ( gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
-
Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)
-
Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
-
Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
-
Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
-
Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Lớn B ( Trẻ vui
hát “Bạn ơi có biết” đi vòng tròn di chuyển về hình chữ U).
Hoạt động 3: Nghe hát “Bác
đưa thư vui tính”
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Ngồi hát)
-
Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?
-
Do ai sáng tác?
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( Đứng dậy biểu diễn và cho trẻ hưởng ứng theo cô)
* Hoạt động 4: Trò chơi
-
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà
chúng ta còn được chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến
cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” các cháu
có thích không?
- Cô nêu luật chơi cách chơi
- Cho trẻ chơi cô quan sát gợi ý động viên trẻ.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Kết thúc: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Bạn
ơi có biết” nhẹ nhàng đi ra
ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Giải câu đố về các loại PTGT
a, HĐCCĐ:
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn
- Trò chuyện về chủ đề
- Cô chia lớp thành 3 đội
- Cô đọc câu đố về các loại PTGT cho
3 đội thi đua trả lời
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ: Chấp hành đúng luật
lệ khi tham gia giao thông.
2, TCVĐ: “Bánh xe quay”
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
3, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hướng dẫn kỷ năng đội mũ bảo hiểm
I, MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết được đặc điểm, tác dụng
của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Rèn cho trẻ có kỹ năng đội mũ bảo
hiểm đúng cách.
- Rèn trẻ có tính tự lập, thói quen
tự phục vụ.
II, CHUẨN BỊ
- Mũ bảo hiểm của cô
- Mỗi
trẻ 1 mũ bảo hiểm, 3 cái bàn để mũ
- Bài hát “ Mũ bảo hiểm em yêu”.
- Hình ảnh
Không đội mũ bảo hiểm bị công an bắt, đội mũ không cài dây an toàn.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Hôm nay bố mẹ đưa các con đến trường bằng phương
tiện gì?
+ Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào?
- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, hôm nay
cô sẽ mang đến cho lớp mình một món quà, các con có muốn biết đó là món quà gì
không?
- Cô đưa mũ bảo hiểm ra cho trẻ quan sát
- Cô lần lượt hỏi trẻ: Đây là mũ gì? Mũ
này để làm gì?
- Khi nào mình đội mũ bảo hiểm vậy các con?
- Vì sao mọi người phải đội mũ bảo
hiểm khi đi xe máy?
- Nếu như không đội mũ bảo hiểm khi
điều khiển xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?
=>
Các con ạ! không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trước hết là vi
phạm luật lệ giao thông, ngoài ra mũ bảo hiểm còn giúp chúng ta bảo vệ cái đầu
của mình khi ngã sẽ không bị nguy hiểm nữa đấy!
- Cô cho trẻ xem hình ảnh liên quan
đến việc đội mũ bảo hiểm (Không đội mũ bảo hiểm, bị công an bắt, đội mũ
không cài dây an toàn, mũ rơi dẫn đến bị tai nạn) và trò chuyện với
trẻ về nội dung các hình ảnh trên.
- Để đảm bảo an toàn khi đi xe máy,
chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm, và để biết làm sao để đội mũ bảo hiểm đúng
cách hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho chúng mình đội mũ bảo hiểm đúng cách nhé!
- Cô mời một bạn lên đội thử mũ bảo
hiểm cho cả lớp quan sát
- Cô làm mẫu,
phân tích mẫu: Đầu tiên ta cầm ngửa mũ lên, phía trước của mũ quay vào phía
trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái
giữ lấy 2 quai mũ. Sau đó chúng mình đội mũ lên đầu, 2 tay vuốt 2 dây quai cho
thẳng, 2 tay cầm chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã
đóng chặt. Để biết quai mũ đã đảm bảo chưa, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn
vào phía dây dưới cằm nếu ngón tay không cho vào được là quai mũ bị chặt quá,
nếu 2 ngón tay cho vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ rộng quá. Lúc này chúng
mình sẽ nhờ bố mẹ hoặc người lớn điều chỉnh lại quai mũ cho đảm bảo. Khi tháo
mũ ra chúng mình cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút
chốt ra.
- Cho một vài trẻ lần lượt lên đội mũ
vào, tháo mũ ra ( cô sửa sai cho trẻ)
- Vậy các con đã biết đội mũ bảo hiểm
như thế nào là đúng cách chưa? (Cô phát cho 1 trẻ 1 mũ bảo hiểm, cho tất cả các
cháu thực hành và tập cho trẻ thực hiện đội mũ cho đúng cách).
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Trẻ vui hát “Mũ bảo hiểm em yêu” về
góc chơi.
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng
múa hát cho trẻ
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................