Giáo án KPKH: Làm quen với một số phương tiện giao thông
Giáo án KPKH: Làm quen với một số phương tiện giao thông I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên, đặc điểm đặc trưng của các nhóm phương t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-lam-quen-voi-mot-so-phuong-tien-giao-thong.html
Giáo án KPKH: Làm quen với một số phương tiện
giao thông
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên, đặc điểm đặc trưng
của các nhóm phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không.
- Biết phân loại phương tiện giao
thông theo môi trường hoạt động, công
dụng và ích lợi.
-Củng cố và phát triển ở trẻ một số
các kỹ năng như: Quan sát, chú ý,ghi nhớ có chủ định.
-Phát triển khả năng phán đoán, so
sánh, phân loại phương tiện giao thông.
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành
luật tham gia giao thông, biết một số
hành vi văn minh khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án, Giáo án điện tử , máy
chiếu , màn hình.
- Mô hình về môi trường hoạt động của
các phương tiện giao thông, các miếng thảm dán hình các loại phương tiện giao
thông, vòng thể dục …
- Đĩa nhạc thời trang, các bài hát
trong chủ điểm giao thông.
- Sáu
bộ trang phục thời trang có dán hình các loại phương tiện giao thông đường bộ, không, thuỷ.
-Một số phương tiện giao thông bằng
đồ chơi.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú.
- Trẻ vui hát bài “Em đi qua ngả tư
đường phố”
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về nội
dung bài hát hướng tới chủ đề
* Hoạt động 2:
Làm quen với một số PTGT
+ Theo môi trường hoạt động
- Bật nhạc cho trẻ trình diễn thời
trang .
-Xin mời các người mẫu đại diện cho
các đội giới thiệu về trang phục của mình (Các bé mặc trang phục gắn các loại
phương tiện giao thông biểu diễn)
- HonDa: chào các bạn tôi tự giới thiệu…
- Đố các bạn trên trang phục của tôi có những phương tiện gì?
(trẻ kể tên phương tiện)
-Các phương tiện này có đặc điểm gì chung?
-Các phương tiện này thường chạy ở đâu? (chạy trên đường bộ)
-Các con thử đoán xem vì sao mà các loại phương tiện này
có thể chạy được ở trên đường bộ? (vì có
banh xe)
-Phương tiện của nhóm cháu được gọi là phương tiện giao thông
đường gì?
- Tương tự cô cùng trẻ tìm hiểu về phương tiện giao thông
đường thuỷ, hàng không,…
* Hoạt động 3: Công dụng ích lợi của các phương tiện giao thông, so sánh tìm ra những
điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông
- Cô cho trẻ quan sát một số phương
tiện giao thông trên vi tính,nêu những đặc điểm đặc trưng nhất của từng nhóm
phương tiện giao thông so sánh sự khác nhau của từng phương tiện giao thông
trong từng nhóm bằng cách trả lời câu hỏi?
* Đường bộ:
- Phương tiện nào đi được trong đường
hẹp ngõ nhỏ?(xe đạp, máy)
- Những phương tiện nào không cần sử
dụng nhiên liệu khi chạy? (xe đạp, xích lô)
- Phương tiện chạy bằng động cơ nào
sử dụng ít xăng nhất khi chuyển động?(xe máy)
- Phương tiện nào chở được nhiều
người nhất?(ô tô khách)
-Phương tiện nào chở được nhiều hàng
hoá nhất? (xe công tener.)
* Đường thuỷ :
- Phương tiện nào chở được nhiều
người và hành hoá nhất? (tàu thuỷ)
- Phương tiện nào không chạy bằng
động cơ? (thuyền buồm, nan, thúng)
- Phương tiện nào đi nhanh nhất? (tàu
thuỷ)
* Đường hàng không :
- Phương tiện nào được nhiều người sử
dụng nhất?
- Phương tiện nào đi nhanh nhất?
+ Ba loại phương tiện này giống nhau
ở điểm nào?(Chở người, hàng)
+ Ba loại phương tiện này khác nhau
như thế nào?(môi trường hoạt động….)
* Các phương tiện giao thông tuy có khác nhau nhưng đều có chung
một đặc điểm là dùng để chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác và được
gọi chung là phương tiện giao thông.
* Mở rộng: Ngoài phương tiện giao
thông đường bộ, thuỷ, hàng không ra các bé còn biết phương tiện giao thông
đường gì nữa?
Giới thiệu qua về phương tiện giao
thông đường sắt (tàu hoả, tàu điện, đi trên đường ray)
- Khi đi trên các phương tiện giao
thông: Xe máy, máy bay, tàu hoả, ô tô thuyền, tàu thuỷ…các con cần chú ý những
gì để đảm bảo an toàn?
* Giáo dục:
* Hoạt động 4: Trò chơi
+ TC1: “Mắt ai tinh”
- Cách chơi: Trẻ quan sát thật tinh
và tìm ra các loại phương tiện không giống các phương tiện khác trong nhóm.
- Luật chơi: Trả lời khi màn hình đã
hiện tất cả các phương tiện, giải thích vì sao phương tiện đó không giồng với
các phương tiện khác.)
Cách chơi: Mời hai đội chơi mỗi đội
khoảng 8-9 thành viên, các đội có nhiệm vụ bật qua vòng lên lấy phương tiện giao thông đặt vào đúng môi
trường hoạt động của phương tiện đó , khi đặt xong chạy về vỗ vào vai bạn đứng
kế tiếp , rồi về cuối hàng.( thời gian chơi được tính bằng một bản nhạc)
-Luật chơi : phương tiện nào đặt sai
không được tính, bạn nào dẫm vòng hoặc chưa vỗ vào vai bạn, làm rơi phương tiện
thì không được tính phương tiện đó.
+ TC2: “Đội chơi ấn tượng”
- Cách chơi: Mời hai đội chơi mỗi đội
khoảng 8-9 thành viên, các đội có nhiệm vụ bật qua vòng lên lấy phương tiện
giao thông đặt vào đúng môi trường hoạt động của phương tiện đó, khi đặt xong
chạy về vỗ vào vai bạn đứng kế tiếp, rồi về cuối hàng( thời gian chơi được tính
bằng một bản nhạc)
- Luật chơi : phương tiện nào đặt sai
không được tính, bạn nào dẫm vòng hoặc chưa vỗ vào vai bạn, làm rơi phương tiện
thì không được tính phương tiện đó.
* Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
TẠO HÌNH: Xé dán thuyền trên biển (mẫu)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết đựoc thuyền có các bộ phận nào và nó hoạt động ở
đâu.
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé, dán đã học: Xé nét thẳng,
nét cong, nét vụn, xé bấm…
- Biết sử dụng màu sắc hài hoà.
II. CHUẨN BỊ
- Vở tạo hình, giấy màu, keo, khăn.
- Tranh mẫu của cô.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
Cô đưa thuyền buồm bằng gỗ cho trẻ quan sát và cùng đàm
thoại.
- Đây là phương tiện gì ?
- Nó hoạt động ở đâu ?
- Nó được làm bằng gì ?
- Có những phần nào ?
- Làm bằng gì? …
- Làm bằng gì? …
- Lớp mình có muốn làm những con thuyền thật đẹp….
* Hoạt động 1: Cô làm mẫu
- Vừa làm vừa hướng
dẫn cách xé, dán.
- Cho 2 trẻ nhận xét tranh của cô, cách bố cục, màu sắc…
* Hoạt động 2: Trẻ thực
hiện
- Cô phát giấy, hồ dán cho trẻ thực hiện
- Cô bao quát và hướng dẫn cho những trẻ còn lúng túng.
- Khuyến khích trẻ xé thêm chi tiết phụ
* Hoạt động 3: Nhận xét
sản phẩm
- Cho 2 - 3 trẻ lên nhận xét.
- Cho 1 trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình
- Cô bổ sung và khuyến khích trẻ.
* Kết thúc:
Cho trẻ chọn tranh đẹp dán vào góc bé khéo tay.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát xe máy
a, HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong
lành
- Cho trẻ đứng quanh chiếc xe máy:
+ Đây là phương tiện gỉ? Nó thuộc phương tiện đường gì?
+ Cho trẻ nói một số bộ phận chính của xe máy?
+ Xe máy chạy được là nhờ có gì?
+ Người ta điều khiển như thế nào?
+ Khi ngồi trên xe máy chúng ta phải chấp hành những điều gì?
- Giáo dục trẻ chấp hành tốt an toàn giao thông,...
b, TCVĐ: “Ô
tô và chim sẽ”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Thực hiện các quy
định về an toàn khi đi tàu thuỷ, phà, thuyền
- Cô chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ xem một số hình ảnh đúng/sai khi tham gia giao
thông đường thuỷ
- Cho trẻ nhận xét về những hành vi đó
- Dạy trẻ các quy định an toàn khi đi tàu thuỷ, phà, thuyền:
(Ngồi yên, không thò đầu thò tay ra ngoài, không nghịch phá,
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng xé dán cho trẻ.
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc,
cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................