Giáo án âm nhạc: DH "Mình đi học"
Giáo án âm nhạc: DH "Mình đi học" NH: Em yêu trường em TC: Tiếng hát ở đâu? I. Mục đích yêu cầu - Trẻ thuộc và hiểu ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-am-nhac-dh-minh-di-hoc.html
Giáo án âm nhạc: DH "Mình đi học"
NH: Em yêu
trường em
TC: Tiếng hát
ở đâu?
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc và hiểu được nội dung bài
hát “Mình đi học”
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát,
ngắt nghỉ đúng nhịp bài hát.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc, kết
hợp lời với các động tác biểu diễn.
- Trẻ biết yêu quý cô giáo và các
bạn, yêu thích đến trường.
II. CHUẨN BỊ
- Xắc xô phách tre, mõ đệm, trống lắc,…
- Mũ chóp kín.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Trò chuyện
- Cô đưa tranh về trường MN ra cho
trẻ quan sát.
- Trò chuyện về chủ đề?
+ Trong tranh vẽ gì? Trường MN có ai?
Cảnh vật trong tranh như thế nào?
- Giới thiệu về bài hát “Mình đi học”
* Hoạt động 1: Dạy trẻ hát.
- Lần 1: Cô mở nhạc hát mẫu diễn cảm
thể hiện nội dung bài hát.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Cả lớp hát cùng cô 2 lần.
- Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện
xong bài gì? - Do ai sáng tác?
- Cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá
nhân ( Kết hợp xắc xô, trống lắc, …)
- Giáo dục trẻ:
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Em yêu
trường em!”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không
nhạc)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( Kết hợp
với nhạc)
- Cô vừa thể hiện xong bài gì? Do ai
sáng tác?
- Cho cả lớp đứng dậy cùng hưởng ứng
theo cô 1 lần nữa.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tiếng hát ở đâu?”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 5-6 lần.
- Cô quan sát gợi ý động viên trẻ.
* Kết thúc: Cô
cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Mình đi học” và nhẹ nhàng đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Quan sát cây Ngũ Gia Bì
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ đi dạo một vòng và đứng lại
dưới gốc cây Ngũ gia bì.
+ Đây là cây gì? Có những phần nào?
+ Thân, cành, lá, quả như thế nào?
Cây có ích gì?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải làm
gì?....
* Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ
cây xanh, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
b, TCVĐ: Thả đỉa ba ba.
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Ôn kỷ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ (Rửa tay)
a) Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện tương đối tốt thao
tác rửa tay, biết rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay khi
tay bẩn
- Trẻ nói được các bước thực hiện
thao tác rửa tay, biết nói tròn câu,
- Trẻ được tham gia hoạt động tích
cực, qua hoạt động phát triển kỹ năng tự phục vụ, rèn luyện các cơ tay và sự
phối hợp của các giác quan
b) Chuẩn bị:
- Bàn, máy tính
(video bé đang rửa tay), xà phòng , 3 bồn rửa tay, khăn lau tay có ký hiệu cho
đủ số trẻ.
c) Tiến hành
Cô tạo tình huống
bác đưa thư gửi thư mời lớp lớn A đi xem phim về chương trình “ bé làm vệ sinh
cá nhân và chăm sóc sức khỏe”
- Cô giáo dục trẻ đi bằng xe đạp nhỏ để bảo vệ
môi trường, 2 bạn sẽ lên 1 xe-> hát “ bác đưa thư vui tính”-> về đội hình
xem phim bé rửa tay-> Đàm thoại về đoạn phim:
- Bạn nhỏ đang làm
gì?
- Vì sao phải rửa
tay?
- Để tay khỏe mạnh
các con phải làm gì?
- Giới thiệu thao
tác rửa tay: Để lớp chúng ta ai cũng thực hiện đúng thao tác rửa tay để giữ đôi
bàn tay sạch đẹp, bây giờ cô và các con cùng thực hiện lại thao tác này nha.
Trước khi thực hiện thao tác, cô yêu cầu lớp di chuyển về đội hình chữ U. Cô và
trẻ cùng mô phỏng lại thao tác rửa tay:
+ Bước 1: Làm ướt
hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn
tay vào nhau.
+ Bước 2: Dùng ngón
tay và lòng bàn tay này cuốn và xoáy lần lượt từng ngón của bàn tay kia và
ngược lại.
+ Bước 3: Dùng lòng
bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng đầu
ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược
lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu
ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
+ Bước 6: Xả cho
sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
- Mời 1 trẻ làm tốt
lên thực hiện lại.
- Các con thấy bạn
rửa tay nhỏ rửa tay như thế nào? - Bây giờ, cô và các con cùng thi xem ai
rửa tay của mình đúng cách nhất và sạch nhất như bạn nhỏ trong chương trình sẽ
được cô tặng cho 1 bông hoa điểm thưởng .
-Trẻ thực hành,
cô bao quát trẻ.( cô sửa sai cho trẻ)
* Giáo dục: Mỗi chúng mình đều có mấy bàn tay? + Hàng ngày
đôi bàn tay giúp chúng mình làm gì? * Bàn tay đã giúp chúng ta rất nhiều việc:
Đánh răng, rửa mặt xúc cơm, cầm đồ dùng đồ chơi và còn làm nhiều việc khác nữa.
- Nếu đôi bàn tay
bẩn thì sẽ thế nào? (Nếu đôi bàn tay
chúng mình bị bẩn, khi ăn thức ăn, trứng giun sẽ theo xuống ruột và chúng mình
sẽ bị nhiễm giun đấy, nếu tay bẩn mà các con dụi mắt sẽ bị đau mắt và còn mắc
bệnh ngoài da nữa đấy....) - Các con rửa tay khi nào? Giáo dục trẻ có ý thức
biết yêu quý giữ gìn bảo vệ đôi bàn tay, phòng tránh các bệnh tay chân miệng.
Kết thúc: - Cô nhận
xét tuyên dương
2. Chơi tự chọn
- Trẻ
chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................