Giáo án âm nhạc: Vận động múa “Cái Mũi”
NH: “Em là bông hồng nhỏ
TC: “Tai ai tinh?”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ
thuộc bài hát, biết vận động nhịp nhàng theo bài hát: “cái mũi”
- Rèn cho trẻ tập đúng các động tác khi vận dộng
và sự nhanh trí
khi chơi trò chơi.
- Trẻ biết mũi là một bộ phận
quan trọng trên cơ thể .Biết cách giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cái mũi của mình.
.II. CHUẨN BỊ
- Nhạc đệm 2 bài hát “Cái
mũi” “Em là bông hồng nhỏ”
- Mũ chóp kín.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Chơi trò chơi “Oẵn tù
tì”
- Cô đưa món quà ra (1
bông hoa tươi)
- Các
con ngửi thấy mùi gì?
- Các
con có biết chúng ta ngửi được mùi thơm của
hoa là nhờ vào đâu không?
- Hôm
trước cô đã dạy các con
bài hát gì nói về cái mũi?
- Cô và
trẻ cùng hát 1 lần (có nhạc đệm).
- Bài
hát do ai
sáng tác? (lời việt:Thu Hiền-Lê Đức)
- Để bài
hát “Cái mũi “ được hay hơn ,sinh động hơn hôm nay cô sẽ dạy các con vận
động minh họa bài hát “Cái
mũi”nhé!
* Hoạt động 1: Dạy vận động múa “Cái mũi”
- Cô làm
mẫu
- Lần 1:
Cô làm mẫu kết hợp với nhạc đệm.
- Lần 2: Cô làm mẫu chậm (không nhạc)
- Phân tích động tác:
“Nào bạn
ơi ra đây xem ta 1 cái mũi “
=>
Khi vẫy tay các con kết hợp nhún chân và chỉ vào mũi của mình.
“Nào bạn
ơi ra đây xem tôi phình cái mũi”
- Các con vẫy tay kết hợp nhún chân và khum 2 tay trước mũi
“Thở làm
sao cho cái mũi đó lớn lên như quả bóng tròn.Là nơi đó có
gió bay qua đúng mũi rồi”
- Cuối cùng các con đan 2 tay
đưa lên cao rồi tỏa tay sang 2
bên rồi đưa 2 tay về 1 bên nghiêng theo chiều gió kết hợp dậm chân tại chỗ
cuối cùng chỉ vào mũi mình.
* Tiến hành dạy:
- Cô vận động cùng cả lớp lần 1.
- Cô vận động cùng cả lớp lần 2 (sửa sai cho
trẻ)
- Cho từng tổ, nhóm, cá nhân vận động.
- Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn vệ sinh
cá nhân sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Nghe hát: “Em là bông hồng nhỏ”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 (Không
nhạc)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Kết hợp
với nhạc)
- Cô vừa thể hiện xong bài gì? Do ai
sáng tác?
- Cho cả lớp đứng dậy cùng hưởng ứng
theo cô 1 lần nữa.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tai ai tinh”
- Cô nêu luật chơi, cách
chơi
- Cho trẻ chơi 5-6 lần.
- Cô quan sát gợi ý động
viên trẻ.
* Kết thúc: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Cái
mũi” và nhẹ nhàng đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
a, HĐCCĐ: Quan sát cây bàng
- Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn
gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành,
vận động thoải mái.
- Trò
chuyện với trẻ về chủ đề
- Cho trẻ đi dạo một vòng và đứng lại
dưới cây bàng:
+ Đây là cây gì? Có những phần nào?
+ Thân, cành, lá, quả như thế nào?
Cây có ích gì?
+ Muốn cho cây tươi tốt thì phải làm
gì?....
* Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ
cây xanh, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
b, TCVĐ: Mắt ai tinh
- Cô nêu
luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho
trẻ chơi 2 – 3 lần.
c, Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong chóng, đồ chơi
ngoài trời….
- Cô nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Rèn kỉ năng nội trợ, thái hạt lựu.
- Trẻ vui hát bài Mời bạn ăn
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung
bài hát hướng tới chủ đề.
- Cô chuẩn bị một số đồ dùng nội trợ
cho trẻ quan sát (Nồi niêu, bát đũa, các
loại thức ăn bằng đồ chơi, một số rau củ quả,….)
- Cô cho trẻ tự giới thiệu về các món
ăn mà trẻ biết
- Cô giới thiệu cách chế biến các món
ăn
- Hướng dẫn cho trẻ cách thái hạt lựu.
- Cho trẻ thực hành.
* Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề nội
trợ, ăn hết khẩu phần ăn.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với
đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................