Phát triển nhận thức Đề tài: Gà trống, gà mái, vịt
Phát triển nhận thức Đề tài: Gà trống, gà mái, vịt ĐÓN TRẺ –TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH - Cô trò chuyện với trẻ về một số con...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/phat-trien-nhan-thuc-de-tai-ga-trong-ga-mai-vit.html
Phát triển nhận thức
Đề tài: Gà trống, gà mái, vịt
ĐÓN TRẺ –TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH
- Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình
- Điểm danh trẻ có mặt trong
ngày,báo ăn
THỂ
DỤC SÁNG
Tập bài: “Gà trống "
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
* Phát
triển nhận thức
Đề tài: Gà trống, gà mái, vịt
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi
tên gà trống, gà mái, vịt
- Biết được một số đặc điểm rõ nét : Tiếng kêu, vận động, thức ăn của các
con vật đó
+ Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng ghi nhớ cho trẻ về các con vật
- Trẻ trả lời rõ ràng các câu
hỏi của cô rõ ràng
- Biết bắt chước tiếng kêu, vận động của con vật
+ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quí các con
vật, giứp bố mẹ chăm các con vật đó
- Trẻ vâng lời cô hứng thú luyện tập
2. Chuẩn bị.
+Đồ dùng của cô
- Tranh gà trống, gà mái, vịt
- Đàn óc gan có ghi bài
hát “Con gà trống”
+ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi
trẻ có 1 rổ đựng lô tô các con vật : gà
trống, gà mái,vịt cắt bằng giấy bi tit
* Tích hợp :
Màu đỏ, màu vàng
Lĩnh vựcphát triển ngôn ngữ : thơ “Tìm ổ”
Lĩnh vực
phát triển TC-XH : Bài hát “Con gà trống”
3. Tiến hành:
*1-Hoạt
động 1 : ổn định tổ
chức-giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “Con gà trống”
- Cô trò trò chuyện cùng trẻ về
bài hát,
. Bài hát nói về con gì ?
. Con gà trống là con vật nuôi ở
đâu ?
Trong gia đình có rất nhiều con vật
đáng yêu, hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về các con vật sống trong gia đình
nhé
* Hoạt
động 2:.Quan sát - Đàm thoại
* Quan sát con gà trống
Cho trẻ xem con gà trống và hỏi trẻ :
. Con gì đây ?
Cô chỉ vào lần lượt các phần đầu, mình, chân đuôi của con gà trống và hỏi
trẻ : Đây là cái gì ?
Cô chỉ vào từng bộ phận và hỏi trẻ :
- Cái gì đây ?
- Mào gà màu gì ?
- Gà trống dùng mỏ, chân …để làm gì
?
- Gà trống ăn gì ?
- Gà trống gáy như thế nào ?
Cho trẻ chơi gà trống gáy to, gà gáy
nhỏ
Cô chốt lai : Con gà trống có mào màu đỏ, mỏ
gà nhọn để mổ thóc, chân có móng dài nhọn để đào bới thức ăn, gà trống có đuôi
dài, gà trống gáy ò..ó..o..
*Quan sát
con gà mái :
Cô làm tiếng gà mái kêu : Tục ta tục
tác
Đố trẻ đó là tiếng kêu của con gì
Cho trẻ quan sát con gà mái và đố trẻ
- Đây là con gì
- Con gà mái đang làm gì ?
Cho trẻ quan sát tổng thể và hỏi đặc điểm từng phần :
- Gà mái có bộ phận gì đây ?
- Gà mái đẻ trứng kêu như thế nào ?
Bạn nào biết gà mái tìm ổ kêu như thế nào ?
Cho trẻ đọc bài thơ “Tìm ổ”
Cô chốt lại : Gà mái đẻ trứng kêu tục ta tục tác, gà mái có
đuôi ngắn hơn đuôi gà trống
* Quan sát con vịt :
Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
Cô đưa tranh con vịt cho trẻ quan sát
- Các con hãy quan sát xem con Vịt
đang làm gì đây ?
- Con vịt có bộ lông màu gì ?
- Mỏ Vịt như thế nào ?
- Chân vịt có gì đây ?
- Đố các con biết Vịt thích ăn gì ?
- Vịt kêu như thế nào ?
Cô chốt lai :Con vịt có mỏ to dẹt nên vịt rất
tài bắt ốc. Chân Vịt có mang nên bơi được ở dưới nước, con vịt kêu : Cạc Cạc, Cạc….
*Mở rộng : Các con vừa được tìm hiểu về những con
vật gì ngoài ra các con biết những con vật
gì sống trong gia đình nữa ?(Cô gợi ý cho trẻ kể tên)
Các con vật trong gia đình rất đáng yêu, các con
phải biết yêu quí và gíp bố mẹ chăm sóc các con vật nuôi nhé
* Hoạt
Động3 : ôn luyện củng cố
+ Trò chơi 1 : Con gì biến mất
Cô lần lượt cho từng con vật xuất
hiện cho trẻ đọc tên. Cho tường con vật biến mất rồi cho trẻ cho trẻ kể tên
+ Trò chơi 2 :
Thi nói nhanh
. Lần 1 :
Cô nói tên con vật (trẻ lên tìm lô tô con vật đó giơ lên và đọc)
. Lần 2 :
Cô nói đặc điểm con vật(Trẻ nói tên con vật và giơ hình ảnh)
Kết thúc cho trẻ chơi tạo dáng các con vật và
đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Nội dung: 1. Hoạt động có chủ đích:
Quan sát con gà mái
2. Trò chơi vận động : Gà
trong vườn
3. Chơi tự do cô quản trẻ chơi
1.
Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức
- Trẻ nhận bíêt và gọi tên con gà
mái
- Biết một số điểm rõ nét của gà
mái
- Biết phản ứng nhanh khi chơi trò
chơi vận động
+ Kỹ năng:
- Trẻ chú ý ghi nhớ có chủ định
- Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ
ràng
+Giáo dục:
- Trẻ yêu quí con vật nuôi
trong gia đình
2. Chuẩn bị
- Con gà mái thật
- Chuẩn bị 1 khoảng làm vườn
rau
- Bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con”.
3. Tiến hành:
* Hoạt
động 1: ổn định tổ chức-Giới
thiệu bài
cho trẻ.hát bài “Gà trống, mèo
con và cún con”
Cô trò chuyện cùng trẻ về bài
hát :
Bài hát về những con gì ?
Ngoài gà trống ra còn có con gà gì nữa?
Nhà bạn nào nuôi gà mái ?
Hôm nay cô cùng các con quan
sát con gà mái nhé
* Hoạt động
2: Quan sát con gà
mái
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát con gà trống, các bộ phận của con mái
- Cho trẻ nêu nhận xét và đàm thoại cùng trẻ :
+ Đây là con gì ?
+ Con gà mái có những
bộ phận gì ?
+ Mào gà có màu gì ?
+ Gà mái kêu như thế nào ?
* Mở rộng : Ngoài gà mái ra còn có những
con gà gì nữa ?
+ Muốn gà nhanh lớn chúng mình
phải làm gì ?
+ Nhà con nuôi những con gà gì ?có gầ mái không ?
* Giáo dục : chúng mình cần yêu quí và chăm sóc gà, cùng giúp bố
mẹ cho gà ăn nhé
* Hoạt
động 3 :Trò chơi vận động. : Gà trong vườn
- Giới thiệu tên trò chơi
- Cô nhắc lại cách chơi cho trẻ hiểu.
- Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần
- Cô nhận xét buổi chơi.
* Hoạt động 4
Chơi tự do- Cô quản trẻ tự chơi với các
đồ chơi..
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc thao tác vai: Bán hàng các con vật
*Góc hoạt động với đồ vật : Xâu vòng các con vật
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
- Cô cho trẻ vệ sinh rửa tay, lau mặt.
- Sắp xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn, cô chia cơm cho trẻ ăn.
- Sắp xếp sạp giường tổ chức cho trẻ ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1- Làm
quen bài mới:
Hát: Con gà trống
* Yêu cầu : Trẻ biết
tên bài hàt và Hát cùng cô
* Chuẩn bị : Tranh con mèo
Tâm thế trẻ
vui vẻ thoải mái
* Tiến hành :
- Cô cho trẻ xem tranh con mèo
Trò chuyện cùng trẻ về con mèo
Cô giới thiệu bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần
- Cô nói về nội dung bài hát
+ Cho trẻ hát cùng cô
Chú ý cô sửa sai cho trẻ
Kết thúc cho cả lớp hát 1 lần nữa
Giáo dục trẻ yêu quí con vật nuôi trong gia đình
2- Vệ sinh ăn chiều- Dặn dò trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment