Hoạt động học văn học Thơ: “Cầu vồng”
Hoạt động học văn học Thơ: “Cầu vồng” I. Mục đích: * - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình k...
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của
trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Cầu vồng” – Nhược Thủy.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố:
Cầu gì
không bắc ngang sông
Không
trèo qua suối, lại chồng lên mây
Hiện
lên giữa bụi mưa bay
Giữa
quầng nắng tỏa, đố em cầu gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
* Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
-
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
-
Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
*
Hoạt động 3:
Đàm thoại, trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? của tác giả
nào?
- Cầu vồng xuất hiện khi nào?
- Cầu vồng được bắc ở đâu?
- Cầu vồng có đặc điểm gì?
- Cầu vồng có những màu gì?
- Các con đã nhìn thấy cầu vồng trên trời bao giờ chưa?...
- Giáo dục trẻ biết giữ
gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô chia tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ
kịp thời.
- Cô cho trẻ đọc nâng cao.
* Hoạt động 5: Kết thúc. - Cô nhận xét
tuyên dương.
-
Cho trẻ tô màu tranh cầu vồng.
2. Hoạt động ngoài trời.
a)
Hoạt động 1:
“Làm nổi một vật chìm”
- Cho trẻ đứng vòng tròn
xung quanh cô.
- Cô giới thiệu một số đồ
dùng: thìa ninox, thìa nhôm, chìa khóa.
- Hỏi trẻ: Nếu chúng ta mang thả những đồ dùng
này vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cô đặt chậu nước ở giữa vòng tròn. Cho trẻ bỏ thìa inox vào chậu nước
và nêu nhận xét.
- Các con có biết làm cách nào để thìa inox nổi trên mặt nước không?
- Cô lấy thìa inox lên và cho vào túi ni lông, cô cầm miệng túi phất mạnh,
mở rộng miệng túi vẫy đi vẫy lại. Giữ chặt miệng túi và dồn cho túi ni lông
căng lên, buộc chặt miệng túi.
- Cô cho trẻ thả túi ni lông bên trong có thìa inox vào chậu nước và
nêu nhận xét.
- Cô giải thích: Có hiện tượng đó là do không khí được đựng đầy trong
túi lên đã làm cho thìa inox không bị chìm trong nước.
- Cho trẻ thực hành: “Làm nổi một vật chìm” với một số đồ vật khác (thìa nhôm, chìa khóa)
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Chìm nổi”
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Trời mưa
- Cô nhắc lại cách chơi trò chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao: “Ông sấm ông sét”
- Cô đọc câu đố:
- Cô dẫn dắt, giới thiệu bài đồng dao.
- Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên kết giữa
các câu.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2 - 3 lần
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động
viên khen ngợi trẻ kịp thời)
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ đoán: Cầu vồng.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
-
Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh.
-
Trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ cùng cô.
-
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc 2 - 3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- Trẻ đọc nâng cao.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tô màu tranh.
- Trẻ đứng vòng tròn xung quanh cô.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ đoán.
- Trẻ bỏ thìa inox vào chậu nước và nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời.
-
Trẻ quan sát
-
Trẻ thả túi ni lông vào chậu nước và nhận xét.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ thực hành.
-
Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc theo yêu cầu của
cô.
|
Post a Comment