Hoạt động âm nhạc NDTT: Dạy hát: Mùa hè đến
Hoạt động âm nhạc NDTT: Dạy hát: Mùa hè đến I. Mục đích: *- Trẻ chú ý nghe, nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết ph...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-am-nhac-ndtt-day-hat-mua-he-den.html
Hoạt động âm nhạc
NDTT: Dạy hát: Mùa hè đến
I. Mục đích:
*- Trẻ chú ý nghe,
nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết phối hợp cùng các bạn
trong việc thể hiện bài hát.
- Trẻ nhận biết được 2 loại gió:
Gió tự nhiên và gió nhân tạo; biết gió có ở khắp nơi; biết một số ích lợi và
tác hại của gió.
- Trẻ biết sắp xếp
đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp cùng cô giáo.
Hứng thú tham gia biểu diễn
văn nghệ.
*- Rèn kỹ năng nghe, hát tự nhiên theo giai điệu bài hát.
- Phát triển
ngôn ngữ, kỹ năng quan sát, óc phán đoán cho trẻ.
- Rèn kỹ năng lao động, tính gọn
gàng ngăn nắp cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi mùa hè đến.
- Giáo dục trẻ
có ý thức giữ gìn sức khỏe khi trời có gió to...
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh
môi trường lớp học sạch sẽ, biết giúp đỡ mọi người các công việc vừa sức.
- Giáo dục trẻ có ý
thức học tập tốt, chơi trò
chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Đài cátset, xắc xô, thanh gõ.
- Dải pơluya, bông, sỏi, 1 dây ruy băng, chong
chóng, túi nilon đủ cho số trẻ trong lớp hoạt động.
- Phấn vẽ, vòng, bóng cho trẻ.
- Đồ chơi các góc, khăn lau, giá
đựng đồ chơi.
- Chương trình văn nghệ, phiếu
bé ngoan cho trẻ.
III.
Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1. Hoạt động học: Âm nhạc:
- NDTT:
Dạy hát: Mùa hè đến.
- NDKH:
+ Nghe hát: Mây và gió.
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất.
a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố:
Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học, đi làm
Phải mang nón, mũ?
- Cô dẫn
dắt giới thiệu bài hát.
b) Hoạt động 2: Dạy hát: “Mùa
hè đến”
Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung.
- Cô giới thiệu bài hát.
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe 2 lần.
- Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.
(Cô bao quát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp
thời)
c) Hoạt động 3: Nghe hát:
“Mây và gió”
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần.
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+
Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
- Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, tình cảm.
- Cô mở băng kết hợp minh họa bài hát 1 lần
(khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô)
d) Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cô nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời)
- Nhận xét trẻ chơi.
2. Hoạt động
ngoài trời
a) Hoạt động 1: “Bé với gió”
- Cô cho trẻ chơi: “Gió thổi, cây nghiêng”
- Các con thấy gió có ở đâu? (Ngoài sân, vườn, ngọn cây, ngoài đường....)
- Cho trẻ làm thí nghiệm về gió.
+ Cô và trẻ cùng làm thí nghiệm với 3 vật mẫu: Dải giấy pơluya, bông,
hòn sỏi.
+ Cô và trẻ cùng thổi vào 3 vật.
+ Các con thấy có điều gì xảy ra? Vật nào bay?
+ Tại sao dải giấy pơluya, bông lại bay lên được? (Vì có gió thổi)
- Tại sao sỏi không bay lên được? (Vì nặng)
- Chúng ta có thể tạo ra gió không?
+ Cô quạt tốc độ mạnh, nhẹ; cho mỗi trẻ cầm một sợi ruy băng và quan
sát.
- Cô cho trẻ biết: Gió từ quạt là gió do con người tạo ra (gió nhân tạo)
- Các con nhận ra gió bằng cách nào? (Vì thấy tóc bay, da mát, lá đung
đưa...)
- Hãy kể các loại gió?
- Gió có cần thiết cho đời sống của chúng ta không? Vì sao?
- Vậy gió rất cần thiết đối với chúng ta: gió làm mát, mang không khí
trong lành, hương thơm đi khắp mọi nơi. Hơn nữa con người đó sử dụng sức gió
để làm ra điện...
- Mùa hè không có gió thì điều gì sẽ xảy ra? (rất nóng nực....)
- Nếu gió quá to (gió bão) thì sao? (Đổ cây, đổ nhà...)
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho mình khi có gió hại, gió
to? (Đội mũ, đeo khăn, đeo khẩu trang, không ra đường khi có gió bão)
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Gió thổi”.
- Cô nhắc lại cách chơi trò chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt
động 3: Chơi tự do.
- Cho trẻ chơi chong chóng, túi nilon...
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Mưa to mưa nhỏ”
- Cô nhắc lại cách chơi trò chơi.
- Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
b) Hoạt
động 2: Lao động vệ sinh.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở
các góc cùng cô giáo.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ.
c) Hoạt
động 3: Nêu gương
* Nêu gương cuối ngày.
* Nêu gương cuối tuần.
|
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đoán: Mùa hè.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát cùng cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý và nhiệt tình hưởng ứng
cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ làm thí nghiệm cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và phát hiện ra sự thay đổi của dây ruy băng.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lao động vệ sinh cùng cô.
- Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.
|
Đánh giá trẻ trong các hoạt động
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment