Hát vỗ tay theo nhịp: “Cháu yêu cô thợ dệt”
Hát vỗ tay theo nhịp: “Cháu yêu cô thợ dệt” Nghe hát: “Hạt gạo làng ta” TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hat-vo-tay-theo-nhip-chau-yeu-co-tho-det.html
Hát vỗ tay theo
nhịp: “Cháu yêu cô thợ dệt”
Nghe hát: “Hạt gạo làng ta”
TC: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hát to rõ ràng đúng theo giai điệu bài hát.
2. Kỷ năng:
- Trẻ vận động vui vẻ, hồn nhiên nhí nhảnh theo giai điệu bài hát.
3. Giáo dục:
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú, đoàn kết giữa các tổ.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, yêu cô giáo trong trường.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc giai điệu bài hát “ Cháu yêu cô thợ dệt, Hạt gạo làng ta”
- Xắc xô
- Một số nhạc cụ phục vụ cho tiết dạy
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện, Gây hứng thú
- Gọi trẻ lại gần cô, chơi trò chơi tập tầm vông
- Đưa hình ảnh cô thợ dệt ra cho trẻ quan sát
- Trò chuyện về nội dung bức tranh
- Hôm trước chúng mình đã đực làm quen với 1 bài hát nói về công việc của
cô thợ dệt, đó là bài gì nào?
+ Cô mở 1 đoạn nhạc dạo của bài hát “Cháu
yêu cô thợ dệt” để trẻ đoán.
* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
Cô mời cả lớp cùng hát vơi cô bài hát “Cháu
yêu cô thợ dệt” nào!
- Trẻ vui hát “Cháu yêu cô thợ dệt” đi vòng tròn về tổ.
Hỏi trẻ: Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài gì? (Cháu yêu cô thợ dệt)
- Do ai sáng tác? ( Nhạc sỹ Thu Hiền)
- Nội dung bài thơ nói về ai? ( Trẻ trả lời theo hiểu biết)
- Bài thơ đã miêu tả công việc của cô thợ dệt như thế nào?
* Giáo dục: Phải biết yêu quý các cô thợ dệt và trân trọng những sản phẩm
mà các cô đã làm ra, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, không chơi bẩn, không làm
rách quần áo khi chơi...
- Cô mời phần thể hiện của tổ “
Chim non” ( Hát vận động theo nhịp)
- Tổ “ Bướm vàng” ( Hát vận động theo nhịp)
- Tiếp theo xin mờ tổ “ Thỏ trắng” ( Hát vận động theo nhịp)
Hoạt động 3: Nghe hát “ Hạt
gạo làng ta”
Các cháu ơi! Ngoài các cô thợ dệt giúp chúng mình may mặc, thì còn có các
cô bác nông dân đã vất vã làm ra những hạt thóc lúa cho chúng ta ăn hằng ngày
nữa đấy! Để biết đước nỗi vất vã của các bác nông dân khi làm ra lúa gạo, chúng
mình hãy cùng lắng nghe ca khúc “Hạt gạo
làng ta” do nhạc sỹ...........................sáng tác nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Không nhạc)
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 ( kết hợp với nhạc)
Hỏi trẻ: Cô vừa thể hiện xong bài gì?(Hạt
gạo làng ta)
- Do ai sáng tác?
Qua bài hát, chúng mình biết được nỗi vất vã của các bác nông dân khi làm
ra lúa gạo, Các con phải biết yêu quý các bác nông dân và trân trọng những hạt
gạo mà các bác đã vất vã làm ra, hằng ngày chúng ta phải ăn hết suất, không làm
cơm rơi vãi....Các con nhớ chưa nào?
- Các con ơi! Được biết tại trường
mầm non Đức Thịnh, hôm nay có tổ chức cuộc thi tiếng hát họa my rất hay, các
con có muốn tới đó tham gia không nào?
- Trẻ vui đọc bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” Di chuyển đội hình thành 3
hàng ngang.
* Xin nhiệt liệt chào đón các em nhỏ đã có mặt trong cuộc thi “ Tiếng hát
họa my” của lớp Nhỡ B của chúng ta ngày hôm nay.
- Để mở đầu cho chương trình hãy dành 1 tràng pháo tay thật lớn để chào
đón các ca sỹ nhí đến từ đội “ Chim non” ( Gọi tên 5 bạn – cầm đàn biểu diễn)
- Tiếp theo ( Gọi tên 4 bạn – cầm xắc xô, hát vận động)
- Gọi tên 3 bạn – cầm bộ gõ hát vận động
- Mời 1 bạn lên biểu diễn ( Múa)
- Mời 1 bạn lên biểu diễn( Nhún)
- Bây giờ là phần thể hiện của đoàn nghệ thuật đến từ tập thể lớp Nhỡ B (
Trẻ vui hát “ Cháu yêu cô thợ dệt” –
di chuyển về hình chữ U.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”các cháu có thích không?
Các cháu ơi! Đến với ngày hội âm nhạc chúng ta không chỉ được hát, múa..mà chúng ta còn dược chơi những trò chơi rất hay nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ mang đến cho lớp chúng mình trò chơi mang tên “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”các cháu có thích không?
- Cô nêu luật chơi, các chơi.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần tùy hứng thú của trẻ
- Cô bao quảt trẻ chơi
- Trẻ vui hát “ Cháu yêu cô thợ
dệt” và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Cho trẻ quan
sát 1 số đồ dùng của nghề thợ may.
TCVĐ:“Cửa hàng quần áo”
a. HĐCCĐ:
“Cho trẻ quan sát 1 số đồ dùng của
nghề thợ may”
* Tiến hành:
- Cô dẫn các cháu ra sân, dặn dò trước lúc
tham gia hoạt động
-
Cô và trẻ cùng hát bài “Cháu yêu cô thợ dệt”
-
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
-
Bài hát nói về ai? Các cô thợ dệt trong bài hát làm gì? Để làm ra những bộ quần
áo đẹp thì các cô công nhân đã sữ dụng những công cụ và nguyên liệu gì? (Máy
may, vải, kim chỉ, phấn vẽ, thước đo, cúc...)
-
Cô đưa các đồ dùng dụng cụ của nghề may ra cho trẻ quan sát
-
Cho trẻ gọi tên từng dồ dùng
-
Cô tổng quát lại
*
Giáo dục trẻ biết yêu quý các cô thợ dệt và biết trân trọng, giữ gìn những sản
phẩm mà các cô thợ may thợ dệt đã làm ra.
b.
TCVĐ: “Cửa hàng quần áo”
I. Mục đích:
- Củng cố phát triển vốn từ cho
trẻ
- Phát triển
ngôn ngữ, rèn luyện trí nhớ.
- Cô nêu cách chơi, luật
chơi
+ Cách chơi:Trẻ là người bán hàng lấy
quần áo đểbày hàng theo từng loại(Quần áo mùa đông, quần áo mùa hè, áo
khoác,...)Gia đinhg bé,búp bê đi mua quần áo, trẻ tới cửa hàng mua quần áo, nói
đúng tên quần áo,mình cần mua cảm ơn sau khi mua.
+ Luật chơi:Chỉ bán khi người mua mô tả được quần áo của mình muốn
mua.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
c. CTD: “Cầu thang leo, bập bênh”
Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho
trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM
Đề tài: “Vẽ bóng bay”
I.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
–
Luyện các kỷ năng đã học để vẽ các nét cong, tròn, nét xiên, nét dài tạo thành
các kiểu bóng bay khác nhau
–
Rèn kỹ năng cầm bút, cách ngồi để vẽ và tô màu
II.
CHUẨN BỊ
-
Tranh vẽ các kiểu bóng bay khác nhau
-
Giấy A4, bút chì màu cho trẻ
III.
TIẾN HÀNH
*
Trò chuyện về chủ đề
-
Cô cùng trẻ hát bài “ Cháu yêu cô thợ
dệt”
-
TRò chuyện về nội dung bài hát
* Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu
-
Cô treo tranh cho trẻ quan sát và nhận xét các kiểu bóng bay và màu sắc khác
nhau của từng cái.
-
Cô vẽ mẫu cho trẻ xemvuwaf vẽ vừa hướng dẫn cho trẻ.
-
Cho trẻ nêu lại cách vẽ và cách tô màu
-
Hỏi ý định trẻ: Tư thế? Cách ngồi, Cách
cầm bút....
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
-Cô
đến gần, gợi ý cho trẻ còn lúng túng
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
-
Cho trẻ lên treo sản phẩm của mình lên giá
-
Cho 2 -3 trẻ lên nhận xét
-
Cô tổng hợp lại ý kiến của trẻ và nhận xét, sửa sai.
* Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương
* Chơi kết hợp ở
các góc
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ