Giáo án dạy trẻ nhận biết phân biệt các khối cầu, khối trụ và khối vuông
Giáo án dạy trẻ nhận biết phân biệt các khối cầu, khối trụ và khối vuông I) Mục đích *- Củng cố khả năng nhận biết phân biệt các kh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-day-tre-nhan-biet-phan-biet-cac-khoi-cau-khoi-tru-va-khoi-vuong.html
Giáo án dạy trẻ nhận biết phân biệt các khối cầu, khối trụ và khối vuông
I) Mục đích
*- Củng cố khả năng nhận biết
phân biệt các khối: Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật cho trẻ.
- Trẻ biết đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó. Tạo điều
kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí
trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu
thế giới xung quanh của trẻ.
- Trẻ thuộc các bài đồng dao,
ca dao trong chủ đề.
-
Trẻ chơi trò chơi đúng luật và đúng cách
chơi.
*- Phát triển khả năng tư duy, khả
năng nhanh nhạy cho trẻ.
- Chơi trò chơi ngoan, đoàn kết, biết giữ
môi trường xung quanh sạch sẽ, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức
khoẻ.
- Phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi.
*- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, vui chơi đoàn kết
cùng bạn.
- Giáo
dục trẻ biết bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bói...
II) Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 1 khối: cầu, vuông,
trụ, chữ nhật.
-
3 túi đựng các khối, đất nặn cho trẻ.
-
Các hình vuông, chữ nhật để trẻ dán các mặt của khối.
- Vòng, phấn, bóng cho trẻ.
-
Các bông hoa có ghi tên các bài đồng dao.
- Đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
III) Tiến
hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ
sung
|
1) Hoạt động
học:Toán: “Ôn nhận biết, phân biệt khối
cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật”
*Gây hứng thú .
-
Cô cho trẻ hát bài: “Quả bóng” và trò chuyện với trẻ.
*Cô
tổ chức các trò chơi để trẻ ôn tập nhận biết, phân biệt các khối.
-
Trò chơi 1: Cái túi kỳ lạ (từng nhóm 3 trẻ lên chọn khối theo yêu cầu)
- Trò chơi 2: Thi ai nhanh.
Cách chơi: Trẻ chọn nhanh
khối theo tên gọi và theo đặc điểm của khối.
- Trò
chơi 3: Thi xem đội nào nhanh
Cách
chơi: Cho 3 đội thi dán các mặt của khối vuông, khối chữ nhật.
- Trò
chơi 4: Cho trẻ dùng đất nặn các khối.
*Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương.
2) Hoạt động ngoài trời
a)
Hoạt động 1:
: “Quan sát thời tiết”
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn
mùa”
- Cô
cùng trẻ trò chuyện:
+ Chúng
mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
+ Các
con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có
nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+
Nóng hay lạnh?
+
Tại sao con biết?
+
Bầu trời hôm nay như thế nào? Nắng to hay nắng nhẹ? Vì
sao con biết? Có
gió hay không? Gió như thế nào? Làm thế nào để biết trời có gió?
- Cô
cho trẻ làm thí nghiệm để biết trời có gió hay không (thí nghiệm với nilong)
+
Con người thì cảm thấy thế nào?
+
Cây cối thì làm sao?
- Giáo
dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
b)
Hoạt động 2: Trò chơi: ''Con rùa''.
c)
Hoạt động 3: Chơi
tự do
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trũ
chơi: “Rồng rắn”
b) Hoạt động 2: Ôn
các bài đồng dao, ca dao trong chủ đề.
- Cô tổ chức cho trẻ ôn lại
các bài đồng dao, ca dao trong chủ đề dưới hình thức trò chơi “Ô cửa bí mật”:
Trẻ chọn ô cửa một nghề có tên bài đồng dao, ca dao nào thì phải đọc rõ ràng,
mạch lạc bài đồng dao đó (cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, chú ý sửa
sai, sửa ngọng cho trẻ)
- Nhận xét tuyyên dương
c) Hoạt động 3: Chơi tự
chọn.
*) Nêu
gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát và trò chuyện cùng
cô.
-
Trẻ chơi các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
-
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ
chơi trò chơi.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lơi theo ý hiểu của
trẻ
- Trẻ làm thí nghiệm cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ mở ô
cửa chọn bài và đọc diễn cảm bài đồng dao, ca dao đã chọn.
- Trẻ
lắng nghe
|
Đánh giá các hoạt động trong ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment