Giáo án LQVT: Đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng
Giáo án LQVT: Đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ đếm đến 5 - Nhận biết các nhóm ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvt-dem-den-5-nhan-biet-cac-nhom-co-5-doi-tuong.html
Giáo án LQVT: Đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng
I.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1.
Kiến thức:
- Trẻ đếm đến 5 - Nhận biết các nhóm có 5 đối tượng - Chữ số 5
2. Kĩ năng:
- Luyện trẻ đếm và nhận biết mối quan hệ số lượng trong phạm vi
- Hình thành kỹ năng đếm đến 5 -
kỹ năng tạo nhóm có 5 đối tượng
3. Giáo dục: Trẻ
yêu mến mùa xuân, yêu hoa, biết ơn người trồng hoa, biết bảo vệ và chăm sóc cây
cối.
II.
CHUẨN BỊ
-
Các cây hoa mùa xuân
-
Lô tô hoa mai, hoa đào, thẻ số
-
Các nhóm đồ vật có số lượng là 5 xung quanh lớp.
III.
CÁCH TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Gây hứng thú
+
Ổn định: Hát “bé chúc xuân”
-
Trò chuyện về bài hát:
- Các con cùng hát với nhạc bài hát gì ?
Trẻ trả lời
-Các con giỏi quá !một mùa xuân mới lại về với chúng ta rồi đấy
-Thế các con có biết mùa xuân về thì cây cối như thế nào? (Đâm chồi nảy
lộc, các loài hoa đua nhau khoe sắc)
-
Hôm nay cô cháu mình hãy giúp mẹ đi chợ mua những đồ dùng thật đẹp về trang trí
ch!( To mùa xuân thêm đẹp nhé! trẻ vui đọc đồng giao”Đi cầu đi quán” lại gần
cô)
* HĐ 2: Ôn đếm đến 4
-
Đến chợ rồi! Các cháu hãy nhìn xem cái gì đây? (Cây hoa mai)
-
Có bao nhiêu cây hoa mai? (Trẻ đếm 1 - 2 – 3 )
-
Vậy 3 cây hoa mai tương ứng với thẻ số mấy?(Số 3)
-
Các cháu hãy nhìn xem có bao nhiêu cây hoa đào?(Trẻ đếm 1 – 2 - 3 - 4)
-
Các cháu hãy nhìn xem cô có thẻ số mấy đây?(Số 5)
-
Vậy làm thế nào để số cây hoa đào bằng với số thẻ của cô?( Thêm 1 cây hoa đào)
-
1 bạn lên giúp cô chọn thêm 1 cây cây hoa đào nữa nào!
-
Cho trẻ đếm lại cây hoa đào
-
Trẻ vui hát “mùa xuân ơi” đi về chổ ngồi thành hình chữ U.(Cô phát rổ cho mỗi
trẻ có 5 bông hoa đào,5 bông hoa mai, Thẻ số)
* HĐ 3: Đếm đến 5, Nhận biết các
nhóm có 5 đối tượng
-
Các cháu hãy nhìn xem, trên tay cô có gì?(Hoa mai)
-
Cô gắn 5 hoa mai lên( Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Vào mùa xuân, muôn hoa khoe sắc, vậy ngoài hoa mai, các con còn biết có loài
hoa gì cũng nở vào mùa xuân nữa nào? (Hoa đào)
-
Cô dán 5 bông hoa Đào phía trên song song với 5 hoa mai (Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Bạn nào có nhận xét gì về 2 nhóm nào?(Bằng nhau)
-
Bằng nhau và cùng bằng mấy? (Bằng 5)
-
Vì sao cháu biết 2 nhóm bằng nhau? (Vì cả 2 nhóm đều có số lượng là 5,không thừa
ra cái nào)
-
Vậy tương ứng với 5 hoa đào và 5 hoa mai
thì gắn thẻ số mấy?(5)
-
Cô mời 1 bạn lên giúp cô gắn thẻ vào nào!
-
Cả lớp đếm lại cả 2 nhóm.
+
Trẻ thực hiện
-
Bây giờ các cháu hãy giúp cô trang trí
những bông hoa mùa xuân thật đẹp nào!
-
Có bao nhiêu bông hoa mai?(Trẻ đếm
1-2-3-4-5)
-
Ngoài hoa mai, còn có hoa gì nở vào mùa xuân nữa?
-
Chúng ta cùng giúp mẹ trang trí hoa đào cho mùa xuân thêm đẹp nào!
-
Có bao nhiêu hoa đào?(Trẻ đếm 1-2-3-4-5)
-
Vậy 2 nhóm như thế nào với nhau?
-
Bằng nhau và cùng bằng mấy?
-
Chúng ta hãy kiểm tra xem 2 nhóm có cùng bằng nhau không nhé!
-
Tương ứng với hai nhóm ta có thẻ số mấy?(Số 5)
-
Bạn nào có nhận xét gì về chữ số 5
-
Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm “ số 5”
* Trò chơi luyện tập:
+ TC 1:
- Hôm nay các con rất giỏi nên cô sẽ tặng cho lớp chúng mình một món quà, các
con có thích không?Đó là trò chơi “Tìm nhóm đồ vật”.
-
Chia trẻ thành 2 đội, thi đua tìm các nhóm đồ vật trong lớp có số lượng là 5.
-
Nhận xét, tuyên dương.
+ TC 2: “Thi tạo nhóm”
- Cô giải thích trò chơi, cho trẻ vừa đi
vừa hát tự do trong phòng, khi có hiệu lệnh của cô , ví dụ :cô nói “Đoàn
kết đoàn kết”, Trẻ trả lời “Kết mấy kết mấy”? -Cô nói nhóm có 5
chẳng hạn thì trẻ tạo cho cô nhóm có 5 bạn và nắm tay ngồi xuống sàn, cô cùng
trẻ kiểm tra và nhận xét
-Cô cho trẻ chơi 2 -
3 lần để củng cố lại tiết học
- Tập trung trẻ lại gần cô.
-Các con có thích mùa xuân về không ? Xuân đã
về cây cối thì đâm chồi nảy lộc, cả đất
trời đều nở hoa . Các con được ngắm hoa, được
đếm hoa , được ngửi mùi thơm của hoa, các con thấy hoa có đẹp không ?
-Hoa dùng để làm gì? ( tăng thêm vẽ đẹp, dùng
để trang trí ngày hội lễ, tết ….)
-Vậy các con có yêu hoa không ? Yêu hoa con làm gì ?..
* Giáo
dục: Cô giáo dục cho trẻ không ngắt hái hoa tươi, không bẻ cành hái lá, biết
ơn người trồng hoa
*
Kết thúc : Cô nhận
xét, tuyên dương và cho trẻ ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát thời tiết mùa xuân
-
TCVĐ: “Gieo hạt”
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a.
HĐCCĐ:
- Cho trẻ vui hát bài “Mùa
xuân”
- Vừa rồi cô cháu mình vui
hát bài gì?
- Nội dung bài hát nói về điều
gì?
- Mùa xuân trong bài hát có
đáng yêu không?
- Vậy chúng ta sẽ quan sát thời
tết mùa xuân hôm nay như thế nào nhé!
- Mùa xuân có những dấu hiệu
gì?
- Cây cối như thế nào?
- Những bông hoa mùa xuân thì
sao?
- Các cháu có điều gì về mùa
xuân muốn hỏi cô không nào?
b. TCVĐ: “Gieo
hạt”
- Cô hướng dẫn cách chơi và
luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
c. CTD:
- Cô bao quát, đảm bảo an
toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
Làm quen
bài thơ “Mùa xuân”
- Cô giới
thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Đọc cho trẻ nghe nhiều lần
- Tóm tắt nội dung bài thơ, Hỏi
trẻ: Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
* Chơi kết
hợp ở các góc:
- Cô
quan sát trẻ chởi các góc, gợi ý, động viên, khuến khích trẻ chơi, chơi xong
cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá
cuối ngày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................