Giáo án LQVH: Thơ “Rong và Cá”
Giáo án LQVH: Thơ “Rong và Cá” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức : - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. Trẻ cảm...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-lqvh-tho-rong-va-ca.html
Giáo án LQVH: Thơ “Rong và
Cá”
I. KẾT QUẢ MONG
ĐỢI
1. Kiến thức :
-
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được
nhip đệu bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
2. Kỹ năng :
-
Hiểu và trả lời câu hỏi của cô. Nói to, rõ ràng. Rèn luyên kỹ năng ghi nhớ có
chủ định, chú ý.
-
Cảm
nhận được nhịp điệu của bài thơ. Biết
đọc thơ cùng cô.
3. Giáo dục:
-
Trẻ biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẩn của cô, biết chăm sóc và bảo vệ các
con cá cảnh: cho cá ăn, nuôi cá vàng để
diệt muỗi, bọ gậy, bảo vệ nôi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Mô
hình bể cá cảnh có rong và cá vàng
-
Tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ.
-
Bài hát “cá vàng bơi”
III.
TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
-
Cho cả lớp đứng xung quanh bể cá cảnh hát bài “Cá vàng bơi”
-
Trò chuyện:
+
Các con vừa hát bài hát gì?
+
Bài hát về nói về con gì?
+
Con cá vàng sống ở đâu?
+
Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nửa không?
ð Cô
khai thác: Ngoài cá ra, còn có nhiều loại đông vật sống dưới nước nữa như:
tôm,
cua, ốc, ếch,...
*
Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gìn môi trường nước trong sạch
để các con vật sống và sinh trưởng.
-
Có 1 bài thơ đã nói về chú cá và cô rong xanh đấy, các con hãy lắng nghe cô đọc
bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ nhé!
- Cô đọc mẫu lần 1 bằng lời
- Giới thiệu cho trẻ biết tên bài thơ
*
Giới thiệu nội dung bài thơ: giữa hồ nước trong xanh có đàn cá nhỏ đuôi đỏ lụa
hồng đang quẫy đuôi múa như văn công bên cạnh những cô rong xanh mềm mại.
- Cô đọc lần 2 cùng tranh vẽ minh hoạ nội dung
bài thơ
- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài thơ
- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì ?
-
Do ai sáng tác?
-
Cô rong xanh sống ở đâu?
-
Cô rong xanh đẹp như thế nào?
=>
Giải thích từ “tơ”. Tơ là một loại sợi nhỏ mỏng mảnh, mềm mại. Rong xanh cũng
mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như
những sợi tơ.
Trích
dẫn: “Có cô rong xanh
Đẹp như tơ nhuộm
Giữa hồ nước trong
Nhẹ nhàng uốn lượn”
-
Đàn cá nhỏ sống ở đâu?
-
Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?
Trích
dẫn: “Một đàn cá nhỏ
Đuôi đỏ lụa hồng
Quanh cô rong đẹp
Mua làm văn công”
-
Đàn cá nhỏ đẹp như thế nào? (đuôi cá có gì?)
-
Cá bơi như thế nào? cá đẹp không?
=>
Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường nước: không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, bể
cá,.. để cho cá có môi trường sống trong sạch
-Cô đọc lần 3thể hiện động tác tình cảm minh
hoạ
* Cô cho cả lớp đọc
thơ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô từ đầu đến hết bài
thơ
- Cô mời từng tổ đọc thơ
- Cho các tổ thi đua đọc thơ nối thơ theo tay
chỉ của cô
- Cô mời các nhóm trẻ thi đua đọc thơ
- Mời
2,3 cá nhân trẻ thể hiện trổ tài đọc thơ
* Kết thúc: Cô
nhận xét, tuyên dương trẻ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “ Dạo
chơi sân trường”
TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
CTD: “Xích
đu, cầu trượt”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ: “Dạo chơi”
-
Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành
-
Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây
cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp...
b. TCVĐ: “ Trời mưa”
-
Cô nhắc lại cách chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần
c. Chơi tự do:
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi tổng hợp ở các góc
1.
Sinh hoạt văn nghệ
- Cô làm người dẫn chương trình lần lượt
giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.
- Trẻ hát, múa bài “Chú ếch con”, “Cá vàng bơi”.
- Đọc thơ “Rong và cá”, “Ca ngủ ở đâu”
- Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến
khích trẻ.
-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.
2. Lao động tập thể
- Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai
- Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào
góc gọn gàng, sạch đẹp
3.
Nêu gương cuối tuần.
- Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan
chưa ngoan.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Cô nhận xét.
-
Phát phiếu ngoan cho trẻ.
Đánh
giá cuối ngày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................