Giáo án đề tài: Hành vi ứng xử trong trường mầm non
Giáo án đề tài: Hành vi ứng xử trong trường mầm non A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH. Lĩnh vực ph...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-de-tai-hanh-vi-ung-xu-trong-truong-mam-non.html
Giáo án đề tài: Hành vi ứng xử trong trường mầm non
A. ĐÓN TRẺ -
THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH
B. HOẠT ĐỘNG
HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh
vực phát triển tình cảm xã hội.
Đề tài: HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết một số hành vi ứng sử trong
trường mầm non: Như biết chào hỏi cô giáo và các bạn..., biết hòa nhập với các
bạn trong mọi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. Biết tránh
những nơi nguy hiểm
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng chú ý và nghi nhớ có chủ
định của trẻ,
- Kĩ năng nghe và trả lời các câu hỏi
của cô.
3. Thái độ.
- Trẻ có hứng thú và tích cực tham gia
vào hoạt động,
- Giúp trẻ nhận thức được hành vi đúng
trong khi quan hệ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh
II. Chuẩn bị.
- Tranh truyện: Bạn mới
*. NDTH: Âm nhạc: Trường chúng cháu đây là
trường mầm non.
MTXQ: Trò chuyện về
trường mầm non.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Hoạt động 1: Lời chào của bé.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tập tầm vông
Cô chào các con! Các con đang chơi trò
chơi gì mà hay thế vậy?.
- Hôm nay ai đưa các con đi học?. Khi đi
học các con chào ai?. Các con chào như thế nào?.
=> Như vậy là có rất nhiều cách
chào đúng không nào, có bạn rơ tay ra chào, có bạn khoanh tay để chào,... và
còn có nhiều cách chào khác nữa. Khi được chào mọi người sẽ cảm thấy rất vui
và các con sẽ được mọi người khen là em bé ngoan vậy các con có muốn trở
thành em bé ngoan không?. Để trở thành bé ngoan ngoài việc chào hỏi ra các
bạn còn phải biết những hành vi ứng xử đúng trong trường mầm non nữa đấy, vậy
ứng xử trong trường mầm non là gì?. Và nên ứng xử như thế nào cho đúng hôm
nay nay cô sẽ giúp các con hiểu được điều này thông qua câu truyện “Bạn mới”.
2. Hoạt động 2: Bé với những hành vi ứng xử.
+ Cô kể chuyện lần 1: Kể diễn cảm.
- Cô giới thiệu tên truyện: Bạn mới do Thu
Hằng sáng tác.
+ Cô kể lần 2: Qua tranh minh họa.
- Cô vừa kể chuyện gì?. Của tác giả nào?.
- Trong chuyện gồm có những nhân vật nào?.
- Người bạn mới đến lớp với tâm trạng ra
sao?.
- Lý do gì khiến các bạn xa lánh?. Và không
chịu ngủ cùng?.
- Khi ngủ trưa bạn Hoa đã làm sao?. Vì
sao?.
-
Khi Cô giáo dậy múa bạn Hoa có phản ứng như thế nào?.
- Hoa đã nói gì với cô giáo?.
- Cô giáo đã làm gì để cả lớp hiểu và thông
cảm cho hoa?.
- Khi hiểu ra các bạn ở lớp đã giới thiệu
cho bạn Hoa về lớp học của mình như thế nào?.
Câu chuyện kể về một bạn mới có bàn
tay bị tật nguyền, khi mới đến lớp thì hồi hộp lo lắng vì bị các bạn xa lánh
và xì xào bàn tán về mình, Hoa tủi thân và khóc, khi được biết Hoa là người
ngoan ngoãn hiếu thảo biết giúp đỡ mẹ và chịu khó thì các bạn đã yêu thương
đoàn kết với các bạn và rủ bạn cùng học tập và vui chơi, không ai còn xa lánh
bạn nữa, đó là những hành vi rất đáng khen phải không các bạn.
- Qua câu chuyện này muốn nhắc nhở chúng
mình điều gì?.
=> Cô khái quát lại:
3. Hoạt động 3: Những em bé ngoan.
Cho trẻ chơi theo nhóm
- Nhóm 1: Đọc thơ: Tình bạn.
- Nhóm 2: Đọc tiêu chuẩn Bé chăm, bé ngoan,
bé sạch.
=> Giao dục trẻ biết chào hỏi, yêu
quý trường lớp, hòa nhập với các bạn, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi,
biết tránh những nơi nguy hiểm và không đến nơi nguy hiểm,
- Cho trẻ hát: Trường chúng cháu đây là
trường mầm non và ra chơi
|
- Trẻ chơi trò
chơi
- Trẻ trả lời các câu hỏi
của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể truyện.
- Trong truyện có bạn: Hà,
Hoa, Tý sún, Dung, Phương,và Cô giáo.
- Hồi hộp lo sợ
- Vì bạn Hoa có bàn tay tật
nguyền.
- Bạn khóc vì tủi thân
- Hoa lúng túng ngại ngùng
- Thưa cô con không múa được
- Cô giải thích bàn tay bạn
Hoa tuy bị tật nguyền nhưng bạn Hoa đã rất ngoan biết giúp đỡ mẹ nấu cơm và
trong em..
- Các bạn đã rủ Hoa cùng
chơi và giới thiệu các góc chơi của lớp mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Phải biết yêu thương đoàn
kết chia sẻ với các bạn trong cùng một lớp
- Nhóm 1: Trẻ đọc thơ
- Nhóm 2: Đọc tiêu chuẩn
- Chú ý lắng nghe
- Hát và ra chơi.
|
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên
sân.
2. Trò chơi vận động: Nhảy
vào nhảy ra.
3. Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
- Góc phân
vai: Bác cấp dưỡng.
- Góc xây
dựng: Xây khu vui chơi.
- Góc nghệ
thuật: Múa hát về chủ đề.
- Góc học
tập: Tô màu tranh lớp học của bé
E. VỆ
SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
Post a Comment