Giáo án đề tài: BÀN TAY CÔ GIÁO
Giáo án đề tài: BÀN TAY CÔ GIÁO A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động :...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-de-tai-ban-tay-co-giao.html
Giáo án đề tài: BÀN TAY CÔ GIÁO
A.
ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
B.
HOẠT ĐỘNG CHUNG.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động : Âm nhạc.
Đề tài: BÀN
TAY CÔ GIÁO
NDTT: Vỗ tay theo nhịp.
NDKH: NH: Bài ca đi học.
TCAN: Ai nhanh nhất.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích môn âm nhạc.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
Trẻ thuộc và vận động theo nhịp bài hát. Biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo nhịp.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ lòng biết ơn và kính trọng cô giáo.
II. Chuẩn bị.
- Phách tre, xắc xô, vòng thể dục.
-
Tích hợp: MTXQ.
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cho trẻ chơi tự do: Lộn vầu vồng.
- Hằng
ngày ai đưa các con đi học?
- Khi
đến lớp ai dạy dỗ, chăm sóc các con?
- Cô
giáo làm những công việc gì để chăm sóc các con?.
- Giáo
dục trẻ yêu quý, biết ơn, kính trọng cô giáo…
2. Hoạt động 2: Tài năng của bé.
- Cô
giới thiệu bài hát: Bàn tay cô giáo – ST: Nhạc Phạm Tuyên, lời Định Hải.
- Cô mời
cả lớp hát cùng cô một lượt.
- Cô và
các con vừa hát bài gì?
Đúng
rồi! Đó là bài hát: Bàn tay cô giáo.
- Các
cháu có yêu thương cô giáo không?.
=> Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng cô giáo thì các cháu phải ngoan,
học giỏi, vâng lời cô giáo, biết giúp đỡ cô giáo những công việc nhỏ vừa với
sức của mình.
- Bài
hát Bàn tay cô giáo sẽ hay hơn, sôi động hơn nếu chúng mình vừa hát vừa vỗ
tay theo nhịp 2/4. và để thể hiện tài năng của mình thật là khéo các cháu xem
cô hát và vỗ tay trước nhé.
- Cô hát
và vỗ tay theo nhịp 2/4 2 lần.
- Cả lớp
vận động 2 lần.
- Mời
từng tổ, nhóm, cá nhân hát kết hợp vỗ tay bài (Cô thay đổi các hình thức để
trẻ hứng thú).
- Cả lớp
vận động lại một lần.
- Các
cháu vừa được hát và vận động bài hát gì?.
- Các
cháu vận động như thế nào?.
- Ngoài
cách vỗ tay theo nhịp còn có cách vận động nào khác không?.
3. Hoạt
động 3: Giao lưu.
Cô giới thiệu bài: Bài ca đi học.
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên
bài, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Minh họa động
tác theo nội dung bài hát
Bài hát nói lên vẻ đẹp của thầy cô khi đứng
trên bục giảng để giảng bài cho các bạn nhỏ với mong muốn các bạn sau này lớn
lên trở thành người có tri thức,có học thức và là người có ích cho xã hội
- Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng và cùng minh họa theo lời bài hát
4. Hoạt
động 4: Trò chơi âm nhạc.
Trò chơi:
Ai nhanh nhất
+
Cách chơi: Cô đặt 4 - 5 chiếc vòng cho trẻ đếm sau đó lên chơi (số trẻ nhiều
hơn số vòng) trẻ vừa đi vừa hát xung quanh chiếc vòng và lắng nghe tiếng xắc
xô, khi cô vỗ bình thường trẻ đi bình thường. Khi cô vỗ nhanh trẻ đi nhanh.
Khi cô dừng lại trẻ nhanh chân nhẩy vào vòng.
+ Luật chơi: Bạn nào không có vòng là nhẩy
lò cò 1 vòng
- Cô thêm vòng cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô động viên khen trẻ, hỏi trẻ tên trò
chơi.
- Kết thúc.
|
- Bố, mẹ…đưa con đi học
- Cô giáo chăm sóc và dạy
dỗ chúng con
- Chải đầu, thay quần áo,
rửa tay…
- Lắng nghe và vâng lời cô
dạy
- Lắng nghe
- Cả lớp hát cùng cô
- Bài hát: Bàn tay cô giáo
ạ
- Có
- Lắng nghe
- Cả lớp quan sát
- Cả lớp hát kết hợp vỗ
tay
- Cả lớp vận động.
- Bài hát Bàn tay cô giáo.
- Vỗ tay theo nhịp 2/4.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe cô hát
- Một trẻ lên hát, cả lớp
lắng nghe.
- Trẻ hát kết hợp gõ phách
theo nhóm- cá nhân
- Nghe cô phổ biến cách
chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
|
C. HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về
các khu vực và công việc của các cô bác trong trường.
2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ.
3. Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
- Góc phân vai: Cô giáo.
- Góc xây dựng: Xây lớp học của bé.
- Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc học tập: Vẽ bạn trai bạn gái.
E. VỆ
SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
Post a Comment