GDAN: Dạy hát “Mẹ đi vắng ”
GDAN: Dạy hát “Mẹ đi vắng ” Nghe hát: “Lý dĩa bánh bò” TC: “Ô cửa bí mật” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: -Trẻ biết tên bài ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/gdan-day-hat-me-di-vang.html
GDAN: Dạy hát “Mẹ đi
vắng ”
Nghe hát: “Lý dĩa bánh bò”
TC: “Ô cửa bí
mật”
I. KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tên
bài hát, tên tác giả.
-Trẻ thuộc lời
ca giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng
giai điệu của bài hát và trả lời các câu hỏi của cô một cách mạch lạc
- Có kỹ năng
chơi trò chơi.
3. Giáo dục :
Trẻ hứng thú
trong giờ học
-Hứng thú nghe
cô hát.
II.CHUẨN BỊ
-Dụng cụ âm
nhạc:sắc xô, thanh gõ.
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1:Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
Cô và trẻ cùng trò chuyện về
những người thân trong gia đình trẻ:
- Trong gia đình con có những ai?
Ai là người yêu thương các con nhiều nhất? Ở nhà các con có ngoan ngoãn nghe
lời bố mẹ không?
- Cô có 1 bài hát nói về 1 bạn
nhỏ rất ngoan: Khi mẹ đi vắng, bạn không khóc mà sang nhà bà chơi và hát để chờ
mẹ về đấy! Bài hát có tên “Mẹ đi vắng”, Các con hãy nghe cô hát bài này 1 lần
nhé!
* Hoạt động 2: Bài mới
1/ Dạy hát: “Mẹ đi vắng”
-Cô hát lần 1:
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
-Cô hát lần 2:
Kết hợp nhạc đệm.
-Cô giảng nội dung bài hát : Bài
hát nói về 1 bạn nhỏ rất ngoan khi mẹ đi vắng, bạn không khóc mà sang nhà bà
chơi và hát để chờ mẹ về, các con thấy bạn nhỏ trong bài hát có ngoan
không?chúng ta có nên học tập bạn ấy không? Vậy về nhà, các con cũng phải biết
nghe lời mẹ, chăm ngoan, không khóc nhè để mẹ yên tâm đi làm việc nhé!
-Cô bắt giọng
cho cả lớp hát cùng cô ( Động viên, Sửa sai cho trẻ)
-Thi đua: Tổ,
nhóm, cá nhân hát đan xen lẫn nhau
2/ Nghe hát: “Lý dĩa bánh bò”
-Cô giới thiệu
tên bài hát, tên tác giả:
Các con a! Có 1
e bé đã dấu bố mẹ lén đem bánh bò cho các bạn học trò đáy, các con hãy xem em
bé đó đã dấu bố mẹ như thế nào qua bài hát “Lý dĩa bánh bò “ nhé!
-Hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
-Hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm, biểu diễn.
-Cô mở băng nhạc
bài “Lý dĩa bánh bò”, khuyến khích trẻ hát và làm động tác minh hoạ cùng cô.
3/ Trò chơi âm
nhạc: “Ô cửa bí mật”
-Cô giới thiệu
trò chơi và cách chơi.
-Cho trẻ chơi 3-
4 lần.
Và tuyên dương
những trẻ đã chơi tốt
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương, động
viên và giáo dục trẻ
- Trẻ vui hát “Mẹ đi vắng” và ra
sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-
Quan sát vườn rau
-
TCVĐ: “Kéo co”
-
CTD: “Xích đu, cầu trượt”
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1.
Kiến thức:
-
Trẻ biết có nhiều vườn rau trong trường: cây có luống, cây cao, cây thấp
2. Kỷ năng:
-
Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
3. Giáo dục:
-
Biết được ích lợi của rau xanh đối với đời sống con người và biết chăm sóc, bảo
vệ rau xanh.
II.
CHUẨN BỊ
-
Cho
trẻ tham quan, quan sát vườn rau ở sân trường.
III.
TIẾN HÀNH
* HĐCCĐ:
“Quan
sát vườn rau trong trường”
Cô
trò chuyện và đàm thoại về một số vườn rau có trong sân trường, ở gia đình hay
ở công viên.
-
Ai giỏi kể cho cô và các bạn cùng nghe mình biết những loại rau xanh gì?
-
Lá của nó như thế nào? Có màu gì?
-
Muốn cây lớn nhanh phải làm gì? Ngoài những vườn rau có ở sân trường, còn có
những loại rau gì nữa?Nó được trồng ở đâu?
-
Rau xanh có lợi ích như thế nào đối với cuốc sống của chúng ta?
à Các con ạ! Rau xanh không chỉ là nguồn thức ăn hằng
ngày, mà nó còn mang lại cho chúng ta rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và
muối khoáng nữa đấy.Để cho những vườn rau này mau lớn các con phải thường xuyên
sới đất, tưới nước, chăm sóc và bảo vệ cho cây trong vườn trường nhé!
* TCVĐ
: “Kéo co”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Cô
giáo dục trẻ biết ích lợi của cây hoa đối với đời sống con người. Trẻ biết chăm
sóc và bảo vệ cây xanh
* Chơi tự do:
“Xích đu, cầu trượt”
-
Cô bao quát trẻ chơi, bảo đảm an toàn cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi
kết hợp ở các góc
- Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
- Luyện cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn
gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh
giá cuối ngày
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................