Đề tài: Thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé + QTPN 8/3 Lĩnh vực phát triển: PT NN Đề tài: Thơ “ Dán hoa tặng mẹ” I. Mục đích – yêu Cầu 1. Kiế...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-tho-dan-hoa-tang-me.html
Chủ đề
nhánh: Cây xanh quanh bé + QTPN 8/3
Lĩnh vực
phát triển: PTNN
Đề tài: Thơ “ Dán
hoa tặng mẹ”
I. Mục đích – yêu Cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
2. Kỹ năng
- Trẻ thuộc thơ, đọc to rõ cùng cô.
- Luyện từ: nói rằng, biếu, xoa đầu, cô giáo,
hoa.
3. Thái độ
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ
trong ngày 8/3
- GD:
Biết ngoan ngoan, học giỏi, vâng lời cô, bà, mẹ.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của
cô: Tranh minh họa nội dung bài
thơ.
- Đồ dùng của
trẻ: Qủa bóng.
* NDTH: Hát “ Quà 8/3”
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
- Hát “Quà 8/3”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài
hát nói lên điều gì?
- C/c ơi bài hát này rất hay nên tác giả
Khải Minh đã viết thành thơ, các con có muốn biết bài thơ như thế nào hãy
cùng lắng nghe cô đọc nhe!
2. Dạy thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
* Cô đọc lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ.
- Bài thơ có tên là Dán hoa tặng mẹ đó các
con.
- ND:
Bài thơ nói về bạn nhỏ dán bông hoa để tặng cho mẹ trong ngày 8/3
- Bài thơ rất
hay và cô đã vẽ nên các bức tranh. Các con có muốn xem tranh của cô không nè!
* Cô đọc lần
2 – trích dẫn
- Cô đố các con trong bài thơ bạn nhỏ đã tặng gì cho
mẹ nhân ngày 8/3?
- Cô đọc đoạn 1: “Từ đầu .....quà ngày 8/3”
+ Đoạn này
nói về 1 bạn nhỏ dán được cái hoa để và được mang về tặng mẹ
- Khi nhận được quà của bạn nhỏ thì mẹ đã nói gì?
- Cô đọc đoạn còn lại: “ Xoa ...tặng mẹ hoa”.
+ Đoạn này
nói về cảm xúc của mẹ ki được bé tặng hoa
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Khi ở lớp cô giáo dạy bạn nhỏ làm gì?
- Bạn nhỏ đã làm gì với bông hoa mình dán
được?
- Vậy còn các con các con sẽ làm gì tặng mẹ
nhân ngày 8.3?
- GD: Đến lớp phải biết ngoan ngoãn, học
giỏi, vâng lời cô giáo để mang thật nhiều món quà ý nghĩa về tặng cho bà và
mẹ.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô và cả lớp đọc lần 1- 2 lần .
- Mời nhóm tổ, cá nhân đọc kết hợp sửa sai.(
thay đổi hình thức)
* Giải thích từ khó
+ Biếu: có nghĩa là tặng hay cho người khác 1 vật gì đó.
+
Cảm ơn: Thể hiện tình cảm của mình đối với 1 người tặng quà
cho mình.
* Củng cố: trên màn hình có hình ảnh nào thì đọc đoạn thơ phù
hợp với hình ảnh đó theo từng tổ lần lượt.
3. Trò chơi:
“Lăn bóng đọc thơ”
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi vòng tròn. Cô sẽ đọc tựa bài thơ và
lăn bóng bạn nào nhận được bóng sẽ đọc câu tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết
bài thơ.
- Luật chơi: khi đến lượt không đọc được câu tiếp theo sẽ chơi
tiếp một trò chơi nhỏ với cô.
-
Cho trẻ chơi.
* Cô nhận xét – tuyên dương trẻ
|
- Trẻ hát
- Dạ. Qùa
8/3
- Dạ. Nói về một
bạn nhỏ đã cho mẹ của mình một bông hoa do bạn nhỏ tự dán.
- Dạ
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ. Có
- Trẻ lắng nghe
- Dạ. Tặng bông
hoa
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Dạ. Dán hoa
tặng mẹ của tác giả Khải Minh.
- Dạ. Dán hoa
- Dạ. Tặng mẹ nhân ngày 8/3.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
theo yêu cầu của cô
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
|
IV. Hoạt động chuyển tiếp
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi và đi
vệ sinh, rử tay, lau mặt sạch sẽ
V. Hoạt động
ngoài trời
Chơi tự do
* Cách chơi: cô cho trẻ chơi tự
do với đồ chơi,..
- Trẻ
chơi.
- Cô
quan sát nhận xét.
-
Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ.
VII. Vệ
sinh trưa, ngủ trưa
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi
ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng
ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VIII. Hoạt
động chiều
* Ôn thơ “ Dán
hoa tặng mẹ”
-
Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ tranh này của bài thơ nào?
- Trẻ đọc thơ với cô
- Cho trẻ đọc theo lớp, nhóm, cá nhân
- Cô quan sát, sửa sai
cho trẻ
IX. Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình
của trẻ trong ngày
- Cô cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi
học, tuyên dương cắm cờ và trả trẻ
X. Đánh Giá Cuối Ngày
* Nội
dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi
cần thiết:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những trẻ có biểu hiện đặt
biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối
hợp với gia đình)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Post a Comment