Chủ đề Thế giới động vật Đề tài Nhận biết tập nói Con chó - Con mèo
TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô trò chuyện với...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-the-gioi-dong-vat-de-tai-nhan-biet-tap-noi-cho-meo.html
TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trao đổi với
phụ huynh về tình hình của trẻ
- Cô trò chuyện với trẻ về
một số con vật nuôi trong gia đình
- Điểm danh trẻ có mặt
trong ngày, báo ăn
THỂ DỤC SÁNG ( từ thứ 2 đến thứ 6
)
Tập với bài : “Gà trống "
1. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ
biết tập các động tác thể dục theo cô.
- Trẻ biết phối hợp chân tay để tập
các động tác.
- Trẻ
tập thở vào sâu, thở ra từ từ
- Rèn luyện kỷ năng thực hiện bài tập theo yêu cầu
- Trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị.
- Sân bãi sạch sẽ,bằng phẳng
- Các động tác thể dục.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Trẻ đi bình thương- nhanh dần- chạy- chậm dần sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn
* Hoạt động 2 : Trọng động
Tập với Bài “Gà trống”
* Động tác 1: Gà gáy
- Giơ 2 tay sang ngang, hít vào thật sâu vỗ 2 tay vào đùi và nói : ò…ó…o
* Động tác 2: Gà tìm bạn
- Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông, nghiêng sang phải, nghiêng sang
trái
* Động tác 3:Gà mổ thóc
Ngồi xổm gõ ngón tay xuống sàn nhà và nói : Tốc…Tốc…
* Hoạt động 3 : Hồi
tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2
vòng sân theo tiếng xắc xô.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
PTNN: Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Nhận
biết tập nói: Con chó - Con mèo
I. Mục đích-yêu cầu:
1. Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và gọi đúng tên: con chó-con mèo
-Trẻ biết một số đặc điểm ,bộ phận cơ bản: mắt, tai, miệng, chân,
đuôi và chức năng của các bộ phận đó: mắt để nhìn,tai để nghe.
2. Kỹ năng:
-Phát triển vốn từ cho trẻ: đây là con chó ,đây là con mèo….
-Hình thành và rèn luyện kỹ năng quan sát, chú ý ,ghi nhớ có
chủ định.
-Rèn luyện kỹ năng nói trọn câu, đúng từ, không nói ngọng, nói
lắp
3. Giáo dục
-Giáo dục trẻ biết lợi ích của con chó: canh giữ nhà, con
mèo: bắt chuột
-Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “gà trống ,mèo con và cún con”
- Lô tô các hình ảnh con chó ,con mèo.
- Mỗi trẻ một mũ hình ảnh con chó hoặc con mèo.
- Slide các hình ảnh:
+ slide 1: Con Chó
+ slide 2: Con Mèo
III. Tiến hành:
·
Ổn
định- gây hứng thú
-
Cô
cho trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con”
-
Các
con vừa hát bài hát gì?
-
Trong
bài hát nói về những con vật nào?
-
Gà
trống, mèo con và cún con là những con vật nuôi trong gia đình, con vật nào
cũng đáng yêu, đáng quý. Để hiểu rõ hơn về các con vật đó, hôm nay cô cháu mình
cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Hoạt động 1: Nhận biết - tập nói: con
Chó, con Mèo
* Nhận biết tập nói con
chó.
-
Cô
cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô, trốn cô”
-
Cô
mở hình ảnh con chó ra và hỏi trẻ:
+ Đây là con gì?
(Cho lớp, tổ,
nhóm, cá nhân nhắc lại)
+ Cô chỉ vào mắt
con chó và hỏi: đây là gì?
( Cho lớp, tổ
nhóm, cá nhân nhắc lại)
+ Mắt chó dùng để
làm gì?
+ Con chó có mấy
mắt?
+ Cô chỉ vào tai
chó và hỏi :đây là gì?
(Cho lớp, nhóm,
cá nhân nhắc lại)
+ Tai chó dùng để
làm gì?
+ Chó có mấy
tai?
+ Cô chỉ vào miệng
chó và hỏi:đây là gì?
+ Chó kêu như thế
nào?
+ Chúng mình cùng
bắt chước tiếng kêu của con chó nào?
+ Bạn nào giỏi
lên chỉ cho cô và cả lớp xem đâu là chân chó?
( cho lớp, nhóm, cá nhân nhắc lại)
+Bây giờ chúng
mình cùng đếm xem chó có mấy chân nào?
+ Cô chỉ vào đuôi
chó và hỏi: đây là gì?
(Cho lớp, nhóm,
cá nhân nhắc lại)
+ Chó sống ở đâu?
+ Nuôi chó để làm
gì?
Cô tổng kết: Chó
là động vật nuôi trong gia đình, chó có
2 mắt, 2 tai, có miệng và có 4 chân, chó có có lợi ích là canh giữ nhà.
* Nhận biết –tâp nói: con mèo
+ Cô có một câu đố rất hay, các con hãy chú ý lắng nghe và đoán xem đó
là con vật gì nhé: Đôi mắt long
lanh
Màu xanh trong suốt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài
+Các con đoán xem
trong câu đố nói về con vật gì?
+Cô mở hình ảnh
con mèo ra và hỏi trẻ:
+Đây là con gì?
(cho lớp ,tổ
,nhóm,cá nhân nhắc lại)
+Cô chỉ vào mắt
mèo và hỏi: đây là gì?
(Cho lớp ,nhóm,
tổ, cá nhân nhắc lại)
+ Mắt mèo dùng để
làm gì?
+ Mèo có mấy mắt?
+ Cô chỉ vào tai
mèo và hỏi: đây là gì?
+ Tai mèo dùng để
làm gì?
+Mèo có mấy tai?
+ Cô chỉ vào miệng
mèo và hỏi: đây là gì?
(Cho lớp, nhóm,tổ
,cá nhân nhắc lại)
+ Mèo kêu như thê nào?
+ Chúng mình cùng
bắt chước tiếng kêu của con mèo nào?
+ Cô chỉ vào râu
mèo và hỏi : đây là gì?
(Cho lớp, tổ,
nhóm, cá nhân nhắc lại)
+ Cô chỉ vào
chân mèo và hỏi: đây là gì?
(Cho lớp, nhóm,
tổ, cá nhân nhắc lại)
+ Cô cháu mình đếm
xem con mèo có mấy chân nhé?
+ Cô chỉ vào đuôi
mèo va hỏi; đây là gì?
(Cho lớp, nhóm,
tổ, cá nhân nhắc lại)
+ Mèo sống ở đâu?
+ Nuôi mèo để làm
gì?
Cô tổng kết:
Mèo là động vật nuôi trong gia đình, mèo có 2 mắt, 2 tai, có miệng, có râu mèo,
4 chân và đuôi, mèo có lợi ích là bắt chuột.
+ Ngoài con mèo và con chó ra thi các
con còn biết những con vật nào nuôi trong gia đình nữa?
=>Giáo dục trẻ:
Con chó, con mèo đều là những con vật nuôi trong gia đình rất đáng yêu và có
nhiều lợi ích. Vì vậy mà các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con
vật đó nhé.
·
So
sánh: con chó - con mèo
+Giống nhau: - Đều là những con vật nuôi trong gia đình, có 2 mắt, 2
tai, có chân và đuôi.
+Khác nhau: Mèo có râu còn chó thì không, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo
meo.
2. Hoạt động 2: Luyện tập –củng cố
Trò chơi 1: Nêu đặc điểm đoán tên con vật
Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô hình ảnh
con chó và con mèo. khi cô nói đặc điểm của con vật nào thì trẻ tìm và gọi tên
con vật đó.
Trò chơi 2: Về
đúng nhà
Cô làm 2 ngôi nhà, 1 ngôi nhà có hình con mèo và 1 ngôi nhà có hình con
chó. Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc mũ có hình con chó hoặc con mèo. Trẻ đi thành
vòng tròn vừa đi vừa hát bài con chó con mèo. Khi bài hát kết thúc thì trẻ phải
về đúng nhà của mình.
* Kết thúc:
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment