Chủ đề nhánh lễ hội mùa xuân lớp nhỡ 4 tuổi
Kế hoạch tuần III Chủ đề nhánh: Lễ hội mùa xuân Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày .... đến ngày ....) I) Mục đích yêu cầu 1...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nhanh-le-hoi-mua-xuan-lop-nho-4-tuoi.html
Kế hoạch tuần III
Thời gian thực hiện: 1 tuần
(Từ ngày ....
đến ngày ....)
I) Mục đích yêu cầu
1) Kiến thức:
- Qua
trò chuyện trẻ biết mùa xuân là mùa có nhiều lễ hội, cây cối đâm chồi, nảy lộc,
các loài hoa đua nhau khoe sắc, đặc điểm thời tiết của mùa xuân.
- Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng với lời ca bài “Sắp đến tết rồi”
- Biết chơi cùng nhau theo
nhóm, biết tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi và thể hiện đúng hành động của
vai chơi mà mỡnh đó nhận. Thoả món nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Biết tự nhận xột mỡnh và bạn theo tiờu chuẩn cụ đưa ra hàng ngày.
- Trẻ
nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong
ngày, trong tuần.
- Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương.
- Biết tự nhận xột mỡnh và bạn theo tiờu chuẩn cụ đưa ra hàng ngày.
2) Kỹ năng:
- Rèn
cho trẻ có kỹ năng giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh.
- Rèn kỹ năng tập các động
tác thể dục phối hợp nhịp nhàng cùng lời ca.
- Rèn kỹ năng chơi trong các góc, phát triển khả năng ghi nhớ và phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn thói quen cất đồ dùng
đồ chơi đúng nơi qui định.
3) Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu
thiên nhiên, yêu các phong tục cổ truyền của Việt Nam.
- Giáo
dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất gọn gàng khi chơi xong.
- Giáo
dục trẻ biết cách xưng hô đúng mực, chào hỏi lễ phép.
- Giáo
dục trẻ đoàn kết, biết chia sẻ cùng bạn.
II) Chuẩn bị
- Thông thoáng phòng nhóm.
- Sân tập sạch sẽ cho trẻ
hoạt động.
- Đồ chơi các góc:
+
Góc học tập: Tranh ảnh về mùa xuân, các lễ hội mùa xuân, đô mi nô, các chấm
tròn...
+
Góc phân vai: Các loại hoa quả, bánh, kẹo, cửa hàng bánh kẹo, đồ chơi gia đình,
đồ chơi bác sĩ…
+ Góc XD: đồ
chơi lắp ghép, xếp hình, thảm cỏ, cây xanh, hoa, hàng rào, gạch, cổng, ghế đá...
+
Góc nghệ thuật: Xắc xô, song loan, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì,
đất nặn, kéo,
hồ dán giấy màu…
- Tranh minh họa nội dung bài thơ, thước đo, băng
giấy, một số đồ dùng phục cho các hoạt động trong tuần.
- Bé ngoan cho trẻ.
III) Tổ chức hoạt động
Ngày
Hoạt
động
|
Thứ
2
|
Thứ
3
|
Thứ
4
|
Thứ
5
|
Thứ
6
|
|||
1) Đón trẻ
Trò
chuyện
|
* Đón trẻ
- Vệ sinh, thụng
thoỏng phũng lớp.
- Đón trẻ, nhắc
trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh học tập, sức khoẻ của trẻ
trong tuần qua nhất là những trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển ngôn
ngữ...
- Cho trẻ chơi
tự chọn.
- Cô bao quát
trẻ chơi.
* Dự kiến trũ chuyện.
- Thứ
2 + Thứ 3:
- Cô cùng
trẻ hát bài: Mùa xuân và trò chuyện cùng trẻ:
+ Thời
tiết mùa xuân, Cây cối, hoa, quả...
+ Những
loại hoa nở vào mùa xuân.
- Thứ 4
+ Thứ 5 + Thứ 6:
+ Cho trẻ
kể về lễ hội mựa xuõn mà trẻ biết.
+Những lễ
hội trong mùa xuân, ngày lễ lớn của dân.
+ Ngày Tết
nguyên đán mùa xuân còn có những lễ hội, (Lễ hội ném còn ở vùng tây bắc, hội
đua thuyền, hội chọi gà….)
+ ở địa phương mình mùa xuân năm nay cũn cú những lễ
hội đặc sắc của dân tộc.
+ Con biết gì về lễ hội, trẻ nờu cảm nghĩ của mỡnh.
+Tham gia những lễ hội mùa xuân .
+Nờu cảm nhận của con khi tham gia lễ hội...
- Cô giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quê
hương đất nước, yêu các phong
tục cổ truyền của Việt Nam.
|
|||||||
2)Thể
dục sáng
|
*
Khởi động:
- Cô
cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kểu đi theo hiệu lệnh rồi ra hàng theo tổ.
*
Trọng động: Tập theo nhịp đếm cùng cô “ Tập
4 lần x 8 nhịp”
- Hô hấp: Cô cho trẻ làm động tác thổi nơ bay.
- Tay: Đưa ra phía trước, sang ngang.
- Lườn: Nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: Bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau
thẳng.
- Bật : Luân phiên trước, sau.
* Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
|
|||||||
3)
Hoạt động học
|
Thể dục:
''Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục''
-TC:Chuyền bóng qua đầu
|
KPKH:
Tìm hiểu về mùa xuân
|
Văn học:
Chuyện : Sự tớch
Bánh chưng,bỏnh giầy.
|
Toỏn:
“ễn nhận biết, phõn biệt khối cầu, khối trụ, khối
vuụng, khối chữ nhật.
|
Âm nhạc:
Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề.
|
|||
4)
HĐNT
|
“Dạy trẻ làm con nghộ bằng lỏ mớt”.
- TC:
''Cho
thỏ ăn''.
- Chơi tự do
|
“Quan sỏt những chiếc lỏ kỳ diệu”
- TC:
“Bắt chước tạo dáng''.
- Chơi tự do
|
''Thực hành quy trình gói bánh chưng”
- TC:
''Bịt mắt bắt dê''
- Chơi tự do
|
“Quan
sát thời tiết”
- TC:
''Kéo
co''
- Chơi tự do
|
“Trồng cây mùa xuân”
- TC:
“Ném
còn”
- Chơi tự do
|
|||
5)
Hoạt động góc
|
*Thỏa thuận chơi:
-
Chúng mình đang học về chủ đề gì?
- Bạn nào có thể kể cho cô biết trong lớp mình có
những góc chơi nào?
- Trong góc đó có những đồ chơi gì ? ở các góc chơi
cô đã chuẩn bị thêm rất nhiều đồ chơi mới các con có thích chơi với những đồ
chơi này không? Ai muốn chơi ở góc xây dựng? Theo con ở góc xây dựng hôm nay các con định xây dựng công trình gì nào?
Muốn xây được công trình này phải cần đến những ai? Xây như thế nào? Ai sẽ là
người chỉ huy xây dựng công trình này?... Còn góc phân vai sẽ chơi gì? Ai
khéo tay, hát hay, múa dẻo, muốn khám phá thiên nhiên? Ai thích hoạt động ở
góc nào hãy về góc đó và chơi.
- Hỏi trẻ trước, trong và sau khi chơi phải làm gì?
- Nhắc trẻ trong quá trình chơi phải đoàn kết, hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau
*Trẻ
chơi.
- Trẻ về các góc lấy đồ chơi và thực hiện dự định chơi của mình, có sự
liên kết các góc chơi với nhau thành chủ đề chơi chung.
- Góc xây dựng: Xây công viên mùa xuân.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình, bác sĩ.
- Góc học tập: Xem sách, tranh, ảnh về tết và mùa
xuân...
- Góc nghệ thuật : Hát múa, đọc thơ biểu diễn những
bài hát trong chủ đề, cắt, nặn, xé dán, vẽ... về tết và các lễ hội mùa xuân.
- Cụ lưu ý quan sỏt và hướng dẫn trẻ chơi trọng tõm ở
gúc xây dựng, kết hợp quan sỏt nhắc nhở trẻ ở cỏc gúc chơi khỏc. Động viờn,
khuyến khớch trẻ chơi sỏng tạo, kết hợp giỏo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gỡn
đồ chơi trong khi chơi...
* Nhận
xét chơi:
- Cô cho trẻ cất dọn gọn gàng đồ chơi lên giá cùng
cô.
|
|||||||
6)
Hoạt động
chiều
|
- Trò chơi :
“Chi chi chành chành”
- Làm quen
truyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”
|
- Trò
chơi: ''Dung dăng dung dẻ''.
- Văn
học: Truyện: “Sự
tích bánh chưng bánh giầy”
|
- Trò chơi: ''Nu na nu nống''.
- Tạo hình ''Nặn trái cây”
|
- Trò chơi:
“Rồng rắn”
- Ôn các bài đồng dao ca dao trong chủ đề.
|
- Trò chơi: “Kộo cưa
lừa xẻ”
- Lao động vệ sinh.
- Nêu gương cuối tuần
|
|||
7)Hoạt
động nêu gương
|
*Nêu gương
cuối ngày.
- Cô cho trẻ hát bài ''Cả tuần đều ngoan''.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt, chưa tốt của
bản thân trẻ và của bạn trong ngày.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ
thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và nhắc nhở nhẹ nhàng những
việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung
cho ngày hôm sau.
- Cô tặng cờ cho bé ngoan.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
*Nêu gương
cuối tuần.
- Cô cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan”
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt, chưa tốt của
bản thân trẻ và của bạn trong tuần.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt, tiêu
biểu mà trẻ thực hiện được trong tuần cho trẻ khác học tập và nhắc nhở nhẹ
nhàng những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế
hoạch bổ sung cho tuần sau.
- Cô tặng phiếu bé ngoan cho trẻ.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
|
|||||||
8)Trả trẻ
|
- Cô
chuẩn bị quần áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ .
- Trong
khi trẻ chờ bố mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu
thích, chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ cất ; hát múa, đọc thơ, kể chuyện về
chủ đề: “Tết và mùa xuân”
|
|||||||
Post a Comment