Hoạt động có chủ đích Tung bóng lên cao và bắt bóng
Hoạt động có chủ đích Tung bóng lên cao và bắt bóng I. ĐÓN TRẺ - Đón trẻ - điểm danh – thể dục sáng II. Hoạt động có chủ đíc...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/hoat-dong-co-chu-dich-tung-bong-len-cao-va-bat-bong.html
Hoạt động có chủ đích Tung bóng lên cao và bắt bóng
I.ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ
- điểm danh – thể dục sáng
II. Hoạt động có chủ đích
Tên bài: Tung bóng lên cao và bắt
bóng
TC: Bắt chước tạo dáng.
I) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức: -Trẻ tung và bắt bóng bằng 2 tay liên tục không làm
rơi bóng
2- Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng
phản xạ nhanh và khéo léo cho trẻ
4- Giáo dục - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để
cho cơ thể phát triển cân đối
II) CHUẨN BỊ :
1- Đồ dùng:- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ
-5-6 quả bóng
2- Nội dung tích hợp: Tạo hình:
hỏi màu gì?
Toán: Đếm
số lượng?
III) TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1/ Hoạt động 1 : Gây hứng thú
- Cô và cả lớp hát bài “ Cô giáo”
- Chúng mình vừa hát bài
gì?
- Bài hát nói về ai?
À đúng rồi đấy! bài hát
nói về cô giáo trong trường mầm non của chúng mình đấy. Các cô giáo hàng ngày
dạy dỗ và chăm sóc chúng mình như mẹ hiền đấy các con ạ!
2/ Hoạt động 2 : Khởi động
- Cô giáo mở nhạc có bài
hát “ cô giáo” dùng xắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn.
- Đi các kiểu: đi thường,
đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và
chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
* Hoạt động 3: Trọng động
+ Bài tập phát triển
chung:
* Hô hấp: Thổi bóng
*
TTCB: Đứng khép chân 2 tay
cầm gậy để xuôi.
N1: Bước chân phải sang
ngang rông bằng vai, đồng thời đưa gậy lên cao qua đầu.
N2: Về TTCB
N3: Như N1 đổi chân
N4: Về TTCB
* Chân: 4 lần 8 nhịp
3/ Hoạt động 3:
Vận động cơ bản: TUNG
BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG.
Tung bóng lên cao và bắt bóng
*Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy
lớp mình “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”.
- Để tập được trước tiên
các cháu quan sát cô làm mẫu trước nhé :
+ Cô làm mẫu lần 1: hoàn chỉnh
+ Cô làm mẫu lần 2 + phân tích
động tác
-TTCB: - Hai tay cô cầm
bóng,mắt nhìn theo bóng.khi có hiệu lệnh tung, cô tung bóng lên cao và bắt
bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 trẻ khá lên thực
hiện
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm,
cho trẻ tập 2-3 lần
- Trong khi trẻ tập cô chú
ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 tổ thi đua
+ Cô vừa cho lớp mình tập bài vận động
gì?
- cô mời 1 trẻ lên thực
hiện lại
4 . Hoạt động 4:
TCVĐ: “ BẮT CHƯỚC TẠO DÁNG”.
Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi và luật
chơi
+ Cách chơi: - Để chơi được
trò chơi này, trước tiên các cháu hãy nghĩ xem là mình sẽ bắt chước dáng con
gì và là ai, khi cô gõ xắc xô cả lớp mình chạy vòng quanh lớp theo nhịp gõ
của cô. khi cô nói “Tạo dáng” thì tất cả các cháu dừng lại, tạo dáng những con vật mà mình đã chọn.
+ Luật chơi: - Khi có hiệu
lệnh “Tạo dáng” thì các cháu phải đứng lại và nói được dự định của mình dáng
đứng tượng trưng cho con gì, cái gì
- Tiến hành cho trẻ chơi
- Cô vừa cho lớp mình chơi
trò chơi gì?
- Cô nhận xét trò chơi:
Giờ học hôm nay cô thấy lớp
mình chơi trò chơi “tạo dáng”rất là giỏi. Về nhà chúng mình tạo những dáng
khác nữa để cho bố mẹ chúng mình cùng xem nhé
5. Hoạt động 5 : Hồi tĩnh:
Cho trẻ giả làm chim bay đi
nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
|
Trẻ hát cùng cô
Bài “cô giáo”
Nói về cô giáo ạ!
Trẻ đi vòng tròn
Đi theo hiệu lệnh
Trẻ tập bài tập phát triển
chung.
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ nghe cô phổ biến cách
chơi và luật chơi
Trẻ chơi
Trẻ làm chim bay
|
IV) HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát thời tiết
Trò chơi : Rồng rắn
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ quan sát, nhận ra thời tiết của
ngày hôm nay. Chơi tốt trò chơi.
- Trẻ nêu nhận xét về hiện tượng tự
nhiên, về thời tiết. Tham gia trò chơi nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng
thiên nhiên xung quanh.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh vẽ về thời tiết.
*/ Nội dung tích hợp :
- Giáo dục âm nhạc : Hát bài “Trời
nắng, trời mưa”
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1
* Ổn định :
- Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng,
trời mưa”
- Cô hỏi trẻ : các con vừa hát bài
gì ? Bài hát nói về những hiện tượng gì ?
- Hôm nay cô cùng các con dạo quanh
sân trường quan sát thời tiết nhé.
2. Hoạt động 2 :
* Quan sát thời tiết :
- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường
và cùng quan sát về thiên nhiên và thời tiết.
- Cô hỏi trẻ : các con thấy thời
tiết hôm nay thế nào ?
- Giáo dục trẻ biết trồng và chăm
sóc cây và biết khi trời mưa sẽ rất tốt cho cây cối và các loại hoa
- Hôm nay chúng ta cùng quan sát
thời tiết và trò chuyện về thời tiết và biết được thời tiết cũng có khi có
lợi cho đời sống nhé.
- Cô đưa lần lượt từng bức tranh
cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : tranh vẽ về hiện tượng gì ?
- Cô cho trẻ quan sát kĩ những bức
tranh và nói cho trẻ biết : các hiện tượng trong tranh như : hiện tượng mưa,
hiện tượng nắng, hiện tượng gió…
- Cô nói cho trẻ biết : những hiện
tượng thiên nhiên này cũng có lợi và ngược lại cũng có hại, nếu như chúng ta
đi ra ngoài gặp trời mưa thì chúng ta phải tránh mưa nếu mưa làm ướt cơ thể
sẽ bị ốm và mưa nắng nhiều quá sẽ làm cho cây cối, hoa lá bị tàn rụi.
- Vậy nên khi thời tiết thay đổi,
các con cần giữ gìn cơ thể nếu không sẽ bị ốm nhé.
* Trò chơi :
“Rồng rắn” Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho
trẻ rõ.
- Cô chơ trẻ chơi, hướng dẫn trẻ
chơi và động viên trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi tự do ít phút, cô
bao quát trẻ sau đó cho trẻ đi vào lớp.
3. Kết thúc :
cho trẻ hát bài “trời nắng, trời mưa”
|
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ hát
|
V) HOẠT ĐỘNG GÓC
- Hướng dẫn trẻ chơi theo các góc
- Quan sát trẻ chơi và nhận xét sau
khi chơi
VI) HOẠT ĐỘNG TRƯA
Tổ chức cho trẻ rửa tay, ăn trưa
Hoạt động chiều
Vệ sinh trẻ - vận động nhẹ :kéo cưa –
ăn phụ
HĐTC
- Đọc lại thơ: “ trăng sáng”
- TC: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
Đánh giá cuối ngày
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Post a Comment