GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

MÔN: HỌP MẶT ĐẦU TUẦN ĐỀ TÀI : GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC I. Mục đích -Yêu cầu: 1. Kiến thức : - 3 tuổi: Chá...

MÔN: HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC



I. Mục đích -Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Cháu bắt chước các bạn kể lại những vệc làm của trẻ trong hai ngày nghỉ, biết cách bảo vệ những con vật sống dưới nước.
- 4 tuổi: Cháu kể lại những vệc làm của trẻ trong hai ngày nghỉ, biết cách bảo vệ những con vật sống dưới nước.
- 5 tuổi: Cháu kể lại những vệc làm của trẻ trong hai ngày nghỉ, biết cách bảo vệ những con vật sống dưới nước.
2. Kỹ năng:
- 3 tuổi: Cháu bắt chước các bạn trả lời được một số câu hỏi của cô.
- 4 tuổi: Cháu trả lời được một số câu hỏi của cô, nói rõ ràng, không nói lắp.
- 5 tuổi: Cháu trả lời được câu hỏi của cô, nói rõ ràng rành mạch, nói câu có đủ thành phần.
3.Thái độ:  Giáo dục cháu nề nếp học tập, ngoan ngoãn biết kính trọng người lớn .
II.Chuẩn bị:
    - Cô cháu cùng đàm thoại
   - Một số bài hát: Cô và mẹ, trường chúng cháu là trường mầm non
III. Tiến hành:
1.Ổn định trò chuyện:
-  Cô cho cháu hát bài : cả tuần đều ngoan (cháu hát )
-  Các cháu vừa hát bài hát có nội dung nói về điều gì?
-  Thế là một tuần học mới lại bắt đầu, hôm nay là ngày đầu tuần cô cháu mình cùng trò chuyện vui vẻ nhé.( vâng ạ.)
2.Nội dung đàm thoại:
- Trong hai ngày nghỉ  thứ bảy và chủ nhật các con được nghỉ học ở nhà với bố mẹ  các con thấy có vui không? (có ạ.)
- Thế trong hai ngày nghỉ đó các con đã giúp đỡ bố mẹ và tự phục vụ bản thân mình như thế nào? Các con hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Các con đã biết được những con vật sống ở dưới nước nào rồi, kể cho cô nghe nào?
- Các con có biết lợi ích của những con vật đó không?
- Chúng mình phải làm gì để bảo vệ những con vật sống dưới nước ?
-  Cô cho lần lượt một số trẻ kể (cô gợi ý cho trẻ kể )
-  Sau khi cháu kể xong cô tóm tắt lại nội dung mà cháu vừa kể.
- Cô nói: Các con ơi, những con vật sống dưới nước rất gần gũi quen thuộc với đời sống chúng mình, có con vật thì để làm cảnh, có con lại cung cấp cho chúng mình nhiều chất cần thiết cho cơ thể chúng ta, vì vậy các con phải biết yêu quý, bảo vệ chúng, các con nhớ chưa?(vâng ạ.)
- Để cuối mỗi buổi học và cuối tuần được cắm cờ và nhận phiếu bé ngoan thì bây giờ chúng mình cùng đề ra chỉ tiêu bé ngoan nhé.
 *Tiêu chuẩn bé ngoan:
  - Bé chăm: Đi học đều, đúng giờ.
  - Bé ngoan: Vâng lời cô giáo, đoàn kết với các bạn.
  - Bé sạch: Tay chân quần áo sạch sẽ trước khi lên lớp.
  - Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan nhiều lần và dặn trẻ thực hiện đúng các chỉ tiêu bé ngoan đã đề ra.
3.Kết thúc: Cô cho trẻ hát các bài hát: “Cá vàng bơi”
 


THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI:               HÔ HẤP 3– TAY 1 – CHÂN 2 – LƯỜN 4 – BẬT 1
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Cháu thực hiện đủ các động tác thể dục theo hướng dẫn.
- 4 tuổi: Cháu thực hiện đúng, đầy đủ , nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh của cô.
- 5 tuổi: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh của cô
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: Cháu xếp hàng, tập các động tác theo hướng dẫn của cô.
- 4 tuổi:  Cháu biết tự xếp hàng, tập đúng các động tác, bắt đầu và kết thúc động tác theo hiệu lệnh.
- 5 tuổi: Cháu biết tự xếp hàng, tập đúng các động tác, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
3. Giáo dục:
- Cháu biết tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
- Giáo dục trẻ nề nếp, đoàn kết với bạn bè, không xô đẩy nhau khi xếp hàng
II. Chuẩn bị: 
- Cô : Sân bãi , xắc xô
- Trẻ : cờ , nơ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động:
Cô cho trẻ hát bài một đoàn tàu, vừa hát vừa đi vòng tròn. Đi các kiểu đi (mũi bàn chân, gót chân…)
2.Trọng động:
- Cô cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc
- Khi cô gõ một tiếng trống lắc, đưa tay phải lên vai bạn dàn đều, thẳng hàng.
- Khi cô gõ 2 tiếng trống lắc trẻ bỏ tay xuống đứng nghiêm.
- Cô cho trẻ xác định phía trước, phía sau, phía phải, phía trái.
- Cho trẻ dàn thành 3 hàng ngang tập thể dục sáng.
*Động tác hô hấp 3: Sưởi tay:
 TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi.
  Hai lòng bàn tay che miệng rồi thở ra để lòng bàn ty ấm lên. Tập thở nhanh để tay chóng ấm.
*Động tác tay – vai 1: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai .
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn ngửa.
- N2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị.
- N5,6,7,8: Thực hiện như trên, đổi chân.
*Động tác chân 2:Bước khuỵu 1 chân sang bên, chân kia thẳng
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống hông.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay đưa ngang lòng bàn tay sấp.
- N2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước, lòng bàn sấp.
- N3: Như nhịp 1.
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Đổi bên.
*Động tác bụng – lườn 4:Cúi gập người về trước, ngón tay chạm mu bàn chân.
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng phía trước.
- N2: Cúi gập người về phía trước, ngón tay chạm mu bàn chân ( nếu cầm dụng cụ: cờ, vòng  thì có thể đặt hoặc gõ xuống sàn, nhịp 2 tiếp sau nhặt lên)
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Như trên, đổi bước chân sang bên.
*Động tác bật 1: Bật tách chân, khép chân
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bật dạng 2 chân sang 2 bên ( rộng bằng vai), 2 tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
- N2: Về TTCB
- N3: Như N1
- N4: Về TTCB
- N5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
*Củng cố:
- Các con tập thể dục buổi sáng có tác dụng gì nào?
- Tập thể dục buổi sáng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai này. Vì vậy các con phải siêng tập thể dục.
3. Hồi tĩnh:Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.

- Trẻ tập cùng cô



- Trẻ tập hợp thành 3 hàng.
- Làm theo hiệu lệnh của cô.

- Làm theo hiệu lệnh của cô

- Xác định theo cô



- Trẻ tập theo cô.




- Trẻ tập theo cô.









- Trẻ tập theo cô.









- Trẻ tập theo cô












- Trẻ tập theo cô.








- Cho cơ thể khỏe mạnh ạ

- Chú ý nghe cô dặn dò
HĐCCĐ:                                       KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:               TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết được một số con vật sống dưới nước
- 4 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm một số con vật sống dưới nước
- 5 tuổi: Trẻ biết so sánh một số con vật sống dưới nước
2. Kĩ năng:
- 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu đủ thành phần.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ chấp hành quy định an toàn giao thông
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:
- Tranh minh họa về phương tiện giao thông
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1, Ổn định
- Cho trẻ hát bài: “cá vàng bơi”
- Các con vừa hát bài hát gì vậy?
- Cá thường sống ở đâu? (trong nước)
- Chúng ta nuôi cá vàng có ích lợi gì? (để làm cảnh)
- Cá rất có ích cho con người, cá cho ta thức ăn, cá còn để làm cảnh. Ngoài cá vàng ra còn có rất nhiều loại cá khác nhau. Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát 3 - 4 loại cá nhé.
2, Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại cá.
- Cô thả từng con cá vào bể cho trẻ quan sát:
+ Cô đố các con biết đây là con cá gì? (cá chép)
+ Cô thả cám vào trong bể nước cho cá ăn rồi hỏi:
+ Con cá này đang làm gì vậy các con? (đớp mồi)
+ Cô thò tay vào vớt con cá lên và hỏi:
+ Các con thấy con cá này có bơi được không?
+ Vì sao cá không bơi được nhỉ? (vì không có nước)
+ Nếu cứ để cá trên cạn thì cá sẽ như thế nào? (cá sẽ chết)
- Cô lại thả con cá vào bể và hỏi:
+ Các con thấy con cá đang làm gì? (đang bơi)
+ Các con biết không, cá sống được là nhờ có nước nếu không có nước thì cá sẽ chết vì môi trường sống của cá chính là nước, nước rất cần thiết cho cá.
+ Thế các con có biết cá bơi được là nhờ đâu không?
+ Đúng rồi, cá dùng vây để bơi, dùng đuôi để lái.
+ Cá còn có những bộ phận gì nữa nhỉ?
+ Trên đầu cá có mắt, mồm (miệng) và mang cá, nhờ có mang mà cá thở và sống dưới nước được đấy.
- Tương tự vậy cho trẻ quan sát con cá vàng - cá trê...
- Các con biết không, các loại cá này đều giống nhau, chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây. Chúng chỉ khác nhau về tên gọi và nơi sống: cá chép, cá trê sống ở nước ngọt, cá thu, cá ngừ sống ở nước mặn (biển)
- Cá có ích lợi gì vậy các con?
- Cá dùng để lấy thịt ăn, thịt cá ăn rất ngon và bổ. Ngoài ra nuôi cá còn để làm cảnh như cá vàng, cá còn biết bắt bọ gậy làm cho nước luôn sạch trong. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý cá, phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng nhé.
- Ngoài cá ra ở dưới nước còn có rất nhiều các con vật khác nữa: tôm, cua, ghẹ… đều ăn rất ngon đấy các con ạ.
- Cho trẻ so sánh các loại cá:
+ Cá vàng - cá chép:
·        Giống nhau: đều có đầu, mình, đuôi, vây, đều sống ở dưới nước, đều biết đớp mồi.
·        Khác nhau:
 Cá chép to hơn, mình màu trắng, nuôi để lấy thịt.
 Cá vàng nhỏ hơn, mình màu đỏ, nuôi để làm cảnh.
+ Cá thu - cá trê:
·        Giống nhau: đều có đầu, mình, đuôi, vây, đều sống ở dưới nước, đều biết đớp mồi.
·        Khác nhau:
       Cá thu sống ở nước mặn, to và dài hơn.
       Cá trê sống ở nước ngọt, nhỏ, mình hơi tròn, trơn.
- Cho trẻ lên chọn đúng loại cá theo yêu cầu của cô và đọc to tên loại cá đó lên.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
* TC: Tìm theo yu cầu:
- Cho 2 trẻ lên chọn cá, tôm, cua theo đúng yêu cầu của cô.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rỗ có đựng một số loại cá, tôm cua… Trẻ chọn con vật theo đúng yêu cầu của cô, giơ lên và đọc to.
* TC: Về đúng nhà
- Cơ pht cho mỗi chu 1 lơ tơ về con vật sống dưới nước, các con vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cơ chu về ngơi nh cĩ lơ tơ giống lơ tơ mình đang cầm trên tay.
- Cô cho cháu chơi 2-3 lần.
- Cơ ch ý hướng dẫn trẻ
c. Củng cố: Cơ vừa cho cc con học bi gì?
GD: Các con về nhà phải biết yêu quý, chăm sóc các loại cá, biết nuôi cá, cho cá ăn hàng ngày để cá mau lớn.Khi mẹ nấu món cá các con nhớ ăn hết khẩu phần của mình nhé.
3, Kết thúc:
- Cô nhận xét - khen trẻ.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “rong và cá”.

- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời cô.









- Trẻ quan sát và trả lời cô.








- Lắng nghe cô giảng bài.

-



- nhờ vây, đuôi


- đầu, mình và đuôi










- Làm cảnh, để làm thực phẩm










- Trẻ so sánh các loại cá với nhau.







- cơ gợi ý cháu nói được sự khác nhau của các loại  cá







- Trẻ lên chọn tranh có loại cá theo yêu cầu của cô.





- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.




- Lắng nghe cô dặn dò.





- Trẻ đọc thơ.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
XEM TRANH ẢNH TRÒ CHUYỆN VỀ LỢI ÍCH CỦA CÁC CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
                                                  TCVĐ: CÁO VÀ THỎ
I. Mục đích yêu cầu:            
 1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Cháu chơi theo bạn
- 4 tuổi: Trẻ nắm được cách chơi, hứng thú trong khi chơi.
- 5 tuổi: Trẻ nắm được cách chơi, hứng thú trong khi chơi. Cháu biết 11 số phương tiện giao thông phổ biến
  2.Kĩ năng:
- 3 tuổi: Rèn, phát triển cơ chân cho trẻ
- 4 tuổi: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.Cháu mạnh dạn khi tham gia chơi.
- 5 tuổi: Cháu hướng thú chơi trò chơi, rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
 3.Giáo dục:
 - Giáo dục cháu nề nếp học tập, đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô:
 - Nội dung buổi trò chuyện.
2 .Đồ dùng của cháu: Tâm thế thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động:
 1.Ổn định- Trò chuyện:
 - Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về 1 số phương tiện giao thông đường bộ nhé!
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và trò chuyện về lợi ích một số con vật sống dưới nước
* Hoạt động 2: TCVĐ: “cáo và thỏ”.
* Luật chơi: mỗi con thỏ có một cái hang, thỏ nấp vào hang của mình. Con thỏ nào chậm chân sẽ bị bắt, chạy về nhầm hang sẽ bị ra ngoài 1 lần chơi
* Cách chơi: chọn 1 cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp, còn lại làm thỏ và chuồng, mỗi con thỏ có 1 cái chuồng. Các con thỏ phải nhớ chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi các con thỏ nhảy đi kiếm ăn đọc bài thơ. Khi đọc hết bài con cáo xuất hiện, kêu gừm gừm đuổi bắt thỏ. Con thỏ nào bị bắt hoặc ra về nhầm chuồng thì phải ra ngoài 1 lần chơi.
* Cháu chơi:
 - Lúc đầu cô cho cháu chơi thử, cô quan sát. Trong quá trình cháu chơi thử cô quan sát  hướng dẫn cháu chơi đúng.
 - Trong quá trình cháu chơi cô động viên cháu chơi vui vẻ.
- Củng cố : Cô vừa cho các bạn làm gì?
GD: Các con chơi với nhau nhớ phải đoàn kết với bạn nhé!
Kết thúc: Nhận xét khen trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 203531331898743188

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item