Đề tài Dạy hát Cây bắp cải
Chủ điểm : THẾ GIỚI THỰC VẬT Đề tài : Dạy hát"Cây bắp cải" Kết hợp: Nghe hát: Vườn cây của ba Trò chơi: Nhanh tay hái quả ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/01/de-tai-day-hat-cay-bap-cai.html
Chủ điểm:
THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài: Dạy hát"Cây bắp cải"
Kết hợp: Nghe hát: Vườn cây của ba
Trò chơi: Nhanh tay hái quả
1.
Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ hát thuộc, rỏ lời bài hát.
Nhớ tên bài hát, tên tác giả, nội dung
bài hát.
KN: Thông qua trò chơi, phát
triển tay nghe, khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Hiểu nội dung của bài hát nghe.
Phát triển tay nghe âm nhạc của trẻ.
TĐ: Giáo dục trẻ biết yêu thiên
nhiên.
Cảm nhận được giai điệu của bài hát,
sắc thái bài ca" Vườn cây của ba", qua bài hát giáo dục trẻ yêu
thương giúp đỡ bạn.
2. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: Nhạc, máy cát-sét.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
- Đón cháu chăm sóc vệ sinh.
Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.
Giáo
viên nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình
gắn vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.
Cô điểm danh cháu.
- Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong
bóng(3 lần 4 nhịp)
+ Tay
vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.( 3x4 nhịp)
+Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên
tục(3x4 nhịp).
+Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi gập
người về trước.
+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)
- Trò chuyện theo chủ điểm.
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của cháu
|
- Cả lớp cùng cô đọc bài thơ"Bắp cải
xanh". Các con vừa đọc xong bài thơ gì? Trong bài thơ có nhắc đến rau
gì?
- Cả lớp cùng cô xem tranh" Bắp
cải". Cháu gọi tên và kể một số đặc điểm của bắp cải.
+ Bắp cải là loại rau ăn gì?
+ Các cháu kể một số món ăn được chế biến từ
bắp cải.
- Cô giáo dục cháu dinh dưỡng và nhớ ơn
người trồng cải.
|
Cháu đọc bài thơ và kể một số đặc điểm
của bắp cải.
|
b. Hoạt động trọng tâm.
Đề tài: Dạy
hát" Cây bắp cải".
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
HĐ1: Cô trò chuyện.
- Các con nhình xem cô có rau gì đây?
- Đúng rồi! đây là bắp cải. Cháu gọi tên, kể
được một số đặc điểm của bắp cải.
+ Kể một số món ăn được chề biến từ bắp cải.
- Hôm nay chúng ta cùng nhau hát bài hát có
nội dung nói về bắp cải nhe!.Đó là bài "Cây bắp cải ", tác giả
Hoàng Văn Yến. Hãy lắng nghe cô hát mẫu lần 1.
- Cô hát lần 2: bài hát
nói về cây bắp cải, bắp cải sắp thành vòng tròn, còn búp cải non thì nắm ngủ
giữa.
HĐ2: Dạy hát" Cây bắp cải".
- Cô tiến hành dạy cháu hát. Cô đánh nhịp
cho cháu hát từng câu hát vài lần cả lớp.
- Để bài hát sinh động hơn chúng ta cùng
nhau vỗ tay hoặc gõ dụng cụ theo phách, theo nhịp.
- Bạn nào còn nhớ?
- Cả lớp cùng hát vận động cùng cô 2-3 lần.
- Gọi tổ, nhóm, cá nhân.
* Đàm thoại: Bài hát có nhắc đến loại
rau gì?
- Bắp cải là loại rau ăn gì?
- Lá non được sắp ở đâu?
HĐ3:Nghe hát: Cô sẽ hát tặng cho các
con một bài hát đó là bài" Vườn cây của ba"
Cô hát lần 1: Tóm tắt nội dung.
Cô hát lại cho cháu nghe lần 2.
HĐ4: Trò chơi" Nhanh tay hái quả".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cháu nhắc lại luật chơi. Cô cho cháu chơi.
- Cô tổ chức cho cháu chơi 2-3 lần.
* Kết thúc nhận xét tuyên dương.
|
Tranh hoa
Cháu nghe cô hát
Cháu hát theo nhịp tay của cô
Cháu hát và vận động
Hoa bé ngoan
Giành tặng cho các cháu ngoan
Phải học ngoan, vân lời người lớn
Cháu nghe cô hát
Cháu chơi trò chơi.
|
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật:
Cháu tô màu, theo chủ điểm.
+ Nghệ thuật:Nặn, vẽ, xé, dán theo
chủ điểm.
+ Xây dựng:Vườn hoa, vườn rau, hàng
rào
+
Phân vai: Cửa hàng bán hoa, quả
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ
điểm.
- Hoạt động tự do.
- Cháu chơi trò chơi" nu na nu
nóng".
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương:Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản
thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về
nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn
một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với
phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
*
Nội dung đánh giá cuối ngày
-
Hoạt động chung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-
Hoạt động khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment