TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH 7. 1. Mục đích- yêu cầu 1.Kiến thức : -Trẻ liệt kê tên gọi,đặc điểm, ích lợi...
TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
7.1.
Mục đích- yêu cầu
1.Kiến thức :
-Trẻ liệt kê tên gọi,đặc điểm, ích lợi… của một số con vật nuôi trong gia đình .
2.Kỹ năng
-Rèn trẻ kỷ năng
so sánh, phân loại theo đặc điểm của một số con vật nuôi.
- Rèn trẻ kỷ năng
phân nhóm động vật nuôi theo một vài dấu hiệu. Hiểu được từ khái quát :Gia súc,gia cầm.
-Có một số kỹ năng chăm sóc con vật gần gũi.
3.Thái độ:
-Trẻ yêu quý các con vật nuôi.
-Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động
học tập.
7.2.
Chuẩn bị
1.Đồ dùng của
cô:
-Giáo án điiện tử.
Slide trình chiếu hình ảnh một số con vật nuôi.
-Băng ghi âm tiếng
kêu của một số con vật nuôi.
2.Đồ dùng của
trẻ:
- Tranh lô tô động
vật nuôi.
-Tranh cho trẻ tô
màu.
7.3.
Tiến hành
1/ Mở đầu:ổn định:
Cho trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con”.
Cô hỏi trẻ trong bài
hát có nhắc tên những con vật nào?chúng được nuôi ở đâu?
2/ Nội dung chính:
-
Cô chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm các bức tranh, ảnh về các con vật
nuôi trong gia đình để trẻ quan sát, trò chuyện về đặc điểm cấu tạo và môi
trường sống của các con vật vừa được quan sát.
-
Đàm thoại:
+
Các con có biết con vật nào thường được nuôi trong gia đình?
+ Nhà
con nuôi những con vật nào? Nuôi con vật đó để làm gì?
*
Hãy kể tên những con vật nuôi có 2 chân?
+
Những con vật nuôi có 2 chân còn có những đặc điểm gì?
+
Con gà, con vịt khác nhau ở điểm nào?
-
Cô tổng hợp lại ý trả lời của trẻ trẻ rồi nói cho trẻ biết chúng được gọi chung
là gia cầm.
-
Cho trẻ nói : “ Gia cầm”
* Hãy kể tên những con vật nuôi có 4 chân?
+
Chúng còn có đặc điểm chung nào?
-
Con trâu và con bò khác và giống nhau như thế nào?
-
Cô tổng hợp lại ý trả lời của trẻ rồi nói cho trẻ biết chúng được gọi chung là
gia súc.
- Cho trẻ nói : “ Gia súc”
-Giáo dục trẻ biết
yêu quý con vật nuôi, biết giúp bố mẹ chăm sóc vật nuôi như cho gà, mèo ăn…
3/ Kết thúc:
Cô
nhận xét.Cho trẻ về góc chơi tô màu con vật nuôi hai nhóm gia súc và gia cầm.
8. Hoạt động nêu gương cấm cờ và trả trẻ:
8.1 Nêu gương cấm cờ:
I/Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết được không vi phạm 3 tiêu chuẩn bé ngoan mới
được cắm cờ.
-Trẻ nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan, nhận xét bản và
bản thân một cách trung thực.
-Giáo dục trẻ có ý thức chăm ngoan, vâng lời cô, luôn tuân thủ 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
II. Chuẩn bị
:
1.Đồ dùng của
cô :
Bảng bé ngoan, cờ bé
ngoan.
2.Đồ dùng của
trẻ :
Trang phục gọn gàng
III. Cách tiến hành
* Ổn
định lớp: cho trẻ ngồi ngay ngắn theo 3 tổ , quần áo, đầu tóc gọn gàng.
-Cả lớp hát “Cả tuần đều ngoan”.
-Cho 3 tổ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong
tuần để được cắm cờ.
+Bé ngoan: vào lớp biết chào cô, chào cha mẹ, chào
khách khi đến lớp.
+Bé chăm: phát biểu biết giơ tay, trả lời biết dạ thưa, ngồi học ngay ngắn
+Bé sạch: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, Bỏ rác đúng
nơi quy định
*Nhận xét và cắm cờ:
- Cô mời
tổ 1: Bạn nào thấy mình ngày hôm nay đạt được 3 tiêu chuẩn bé ngoan thì
đứng lên. Các bạn trong tổ nhận xét xem có đúng như vậy không, Có bạn nào chưa
đạt được tiêu chuẩn bé ngoan mà đứng lên không,
còn bạn nào ngoan mà chưa đứng dậy nữa không? Cho trẻ nhận xét thêm.
- Cô tiếp tục mời trẻ ở tổ 2, 3 nhận xét thêm
cho các bạn tổ 1.
- Cô nhận xét cho bạn tổ 1. Cho trẻ vổ tay tuyên dương.
- Cô mời bé ngoan ở tổ vừa nhận xét lên cắm
cờ, các bạn còn lại hát tặng các bạn ngoan 1 bài hát trong lúc chờ đợi các trẻ
kia cắm cờ.
- Cô lần lượt như vậy cho từng tổ 2,3 tự nhận
xét, tuyên dương và đứng lên cắm cờ
*Kết
thúc: Cô tuyên dương cả lớp. Khuyến khích những trẻ chưa được cắm cờ ngày
hôm sau ngoan hơn để được cắm cờ cùng với các bạn.
8.2 Trả trẻ:
- Cô
gợi ý trẻ thưa cô, thưa ba, mẹ đón con về.
Post a Comment