Đề tài: Bình minh trong vườn Mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Bình minh trong vườn Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Độ tuổi: Mẫu giáo 3 - 4 tuổi Thời gia...
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Bình minh trong vườn
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Độ tuổi: Mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Thời gian: Từ 15 giờ 25 phút đến 15 giờ
50 phút, ngày 14/03/2023
Địa điểm: Lớp 3 tuổi G – Trường MN Xuân
An
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ: Bình minh trong vườn,
tác giả Đỗ Ngọc Hương
- Trẻ biết nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ
đẹp của buổi sáng bình minh
2. Kỹ năng :
-Trẻ có kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng
-Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi của cô to, rõ
ràng
3. Thái độ :
- Trẻ ngồi học ngoan.
- Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động và làm
theo yêu cầu của cô
II. Chuẩn bị :
- Bài giảng điện tử, tivi, máy tính
- Mũ 3 đội: Mặt trời, Mây, mưa
- Nhạc bài hát “ Bình minh trong vườn”
III.
Tổ chức thực hiện:
* Ôn định tổ chức
- Cô mở nhạc đi từ ngoài
vào giao lưu với trẻ.
Xin chào các bạn, mình là ông mặt trời óng ánh
hàng ngày chiếu những tia nắng rực rỡ xuống cho các bạn đấy. Các bạn có biết
mình mang theo những tia nắng xuất hiện trong bài thơ gì không?
- À, Đúng rồi ! Đó chính
là bài thơ “Bình minh trong vườn” của nhà thơ Đỗ Ngọc Hương đấy.
-
Bạn nào có thể đọc bài thơ cho cả lớp
cùng nghe nào? (Mời 1 trẻ đọc thơ)
-
Bạn vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
-
Cô và các con cùng thể hiện tình cảm của mình với bài thơ nhé!
- Lần 2 Cả lớp đọc thơ đi
về chỗ ngồi hình chữ U
* Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc cho trẻ nghe bài
thơ 1 lần diễn cảm.
- Các con ơi! Bài thơ “ Bình minh trong vườn”
của nhà thơ Đỗ Ngọc Hương không chỉ hay qua lời đọc diễn cảm của cô mà nó còn
sinh động hơn qua những hình ảnh nữa
đấy! Nào cô mời các con!
- Cô đọc thơ (kết hợp hình ảnh minh họa.)
* Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải nội dung bài thơ:
- Các con ơi, Buổi sáng bình minh
trong vườn thật là đẹp với những cảnh vật xung quanh thật gần gũi, dễ thương.
* Cô trích dẫn:
Ông mặt trời rực rỡ
Chiếu
ngàn tia nắng vàng
Bác gà trống gáy sáng
Đánh thức bạn bình minh
- Mở đầu bài thơ có ai xuất hiện?
- Ông mặt trời buổi sáng như thế nào?
- Lúc này bác gà trống đang làm gì?
- Bác gà trống gáy như thế nào nhỉ? Cô cháu chúng
mình cùng bắt chước tiếng gáy của bác gà trống để đánh thức bạn bình minh nào?
+ Các con ơi , “ Bình
minh” ở đây có nghĩa là gì? (“Bình
minh”: Có
nghĩa là ánh nắng vào buổi sáng sớm)
+ Bạn nào giỏi thể hiện
lại những câu thơ nào?
- Cô khái quát: Đoạn thơ
vừa rồi cho chúng ta thấy được khung cảnh buổi sáng với những tia nắng, tiếng
gà gáy báo hiệu ngày mới, đón chào bình minh.
- Không chỉ dừng lại ở vẽ
đẹp của ông mặt trời, bác gà trống mà bình minh trong vườn còn có rất nhiều
điều thú vị nữa đấy,
* Cô trích dẫn:
“ Ô kìa! Bé Hồng Nhung
Vẫn khóc nhè kia đấy
Bởi chị sương long lanh
Còn đọng trên mắt bé”
- Đoạn thơ vừa rồi nhắc đến nhân vật nào các con?
(Bé Hồng Nhung)
- Các con có biết “bé Hồng Nhung” là ai không? Là
một loại hoa rất gần gũi với chúng mình đấy.
- Bé Hồng Nhung thì thế nào? Vì sao bạn khóc?
- À Bé Hồng Nhung khóc vì chị sương long lanh còn ở
lại trên mắt của bé đấy.
Cô khái quát: Thiên nhiên thật gần gũi với chúng ta
phải không các con.
- Giáo dục trẻ: Các con ơi! Bài thơ “ Bình minh
trong vườn” giúp chúng mình biết về điều gì nào?
À bài thơ “ Bình minh trong vườn” cho cô cháu chúng mình biết về vẻ đẹp của thiên nhiên luôn gần gũi, không khí trong lành mang đến cho con người cảnh vật thật bình yến. Mỗi buổi sáng khi ông mặt trời thức giấc, bác gà trống cất tiếng gáy, bình minh báo hiệu ngày mới cũng là lúc các con thức dậy để chuẩn bị đến trường.
* Dạy trẻ
đọc thơ:
- Nào chúng ta cùng sẵn sàng thể hiện giọng đọc
thơ của mình nhé.
- Mở đầu là phần thể hiện
vô cùng đặc sắc của các bạn nhỏ dễ thương
- Cho
cả lớp đọc ( 1- 2 lần đứng tại chỗ) ( Cô chú ý sửa sai)
- Để thêm sôi nổi hơn sau
đây là phần thể hiện đọc thơ của tổ Mưa
ngâu
- Không kém phần hấp dẫn
là sự thể hiện tài năng của tổ Mây xanh
- Và còn có tổ Mặt trời
cũng đang nóng lòng muốn thể hiện tài năng đọc thơ của mình đấy. (Cô quan sát
và giúp đỡ trẻ kịp thời)
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ
theo hình thức đọc thơ to, nhỏ…
- Qua phần biểu diễn của
các tổ thì không thể thiếu là sự có mặt của các nhóm “ Mây trắng”, nhóm “ Nắng
vàng” cũng muốn thể hiện tài năng về giọng đọc thơ của mình đấy.
- Sau đây
là phần thể hiện của các nhà thơ Nhí? ( Mời cá nhân trẻ đọc thơ).
- Cho cả
lớp đọc lại 1 lần để lên ngồi gần cô.
- Các con
ơi! Bài thơ “ Bình minh trong vườn” với những dòng thơ êm dịu, dễ thương nên cô
đã phổ nhạc thành bài hát rất hay cô mời các con cùng thưởng thức nhé!
*Kết thúc: Cho cả lớp hát cùng với cô “Bình minh trong vườn” ra sân
Post a Comment