Chủ Đề: Bé Và Gia Đình Thân Yêu Của Bé

  Chủ Đề: Bé Và Gia Đình Thân Yêu Của Bé Thời gian thực hiện từ ngày 17/02/2021 - 14/03/2021   I . Đón trẻ - Cô vui tươi niềm nở,...

 Chủ Đề: Bé Và Gia Đình Thân Yêu Của Bé

Thời gian thực hiện từ ngày 17/02/2021 - 14/03/2021

 

  1. I. Đón trẻ

- Cô vui tươi niềm nở, ân cần gần gũi với trẻ, dạy trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.

- Trao đổi nhanh với phụ huynh về các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ.

- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích, kể về những người thân trong gia đình trẻ.

- Xem tranh ảnh trò chuyện, đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.

- Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác

  1. Thể dục sáng

  Tuần 1+3 tập với bài “ Ồ sao bé không lắc”

  1. Mục tiêu

- Trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng.

- Biết tập các động tác theo cô qua đó phát triển cơ bắp dây chằng, chiều cao cho trẻ.

- Trẻ tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và  biết làm theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.

- Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động khác

- GD trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh

  1. Chuẩn bị

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng

- Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.

- Bài hát “ Ồ sao bé không  lắc”

- Tâm sinh lý thoải mái.


  1. Tổ chức HĐ
  2. Khởi động

- Cô hỏi trẻ: Bây giờ là giờ gì?

- Thể dục sáng để làm gì?

- Cô và trẻ cùng khởi động nhé! Cô cho trẻ khởi động các khớp tay, chân, bả vai….

  1. Trọng động

Cho trẻ tập với các động tác theo cô.

- Đtác 1:                                                                                  Lời hát kết hợp

Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm hai tai, nghiêng đầu về        1- Lắc lư cái đầu

Phía phải phía trái.                                                                      Lắc lư cái đầu

- Đtác 2:

Trẻ đứng tự nhiên, 1 tay đưa thẳng về phía trước, sau         2- Ố sao bé không lắc

đó đổi tay, mình khom.                                                              Ồ sao bé không lắc

- Đtác 3:

Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang   3- Lắc lư cái mình này

phía phải phía trái,, chân đứng im.                                            Lắc lư cái mình này

- Đtác 4:

Như động tác 2                                                                     4- Ố sao bé không lắc

Ố sao bé không lắc

- Đtác 5:

Trẻ khom mình, 2 tay nắm lấy hai đầu gối, chụm vào         5- Lắc lư cái giò này

nhau đưa sang phải, sang trái.                                                    Lắc lư cái giò này

- Đtác 6:

Như động tác 2                                                                     6- Ố sao bé không lắc

Ố sao bé không lắc

- Đtác 7:

Trẻ đứng tự nhiên 2 tay giơ cao lên đầu, quay một vòng     7- Là lá la la là là lá la la

Tròn.                                                                                          Là lá la la là là lá la la

  1. Hồi tĩnh

Cô và trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 phút.

III. Chơi HĐ góc

- Chơi vào thứ 2,4,6 trong tuần.

- Dự Kiến nội dung chơi

- Góc thao tác vai:

+ Chơi bế em, tắm cho em bé…

+ Bác sỹ khám bệnh cho em bé, chơi mẹ con.

+ Chơi nấu ăn, cho bé đi chơi, ru bé ngủ…...

- Góc hoạt động với đồ vật:

+ Xem tranh ảnh về các thành viên trong gia đình, các đồ dùng trong         gia đình, đồ dùng đồ chơi của bé.

+ Chơi lô tô các loại đồ dùng trong gia đình, đồ chơi của bé.

+ Xâu hạt, xâu vòng.

+ Nặn đôi đũa, xếp nhà, gara ôtô…….

+ Phân biệt màu xanh – Màu đỏ…

- Góc vận động:

+ Chơi trò chơi vận động phù hợp….

+ Chơi với cát, nước.

+ Xem tranh chuyện các loại, tập mở sách chuyện.

  1. Mục tiêu

- Thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.

- Hình thành khả năng phối hợp các giác quan của trẻ, phát triển các cơ ngón tay và vận động của trẻ.

- Bước đầu trẻ biết tập chơi với đồ dùng đồ chơi, biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi

- Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn trong khi chơi.

- Chơi xong biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định cùng cô.

  1. Chuẩn bị

-  Đồ dùng đồ chơi búp bê, khăn mặt, chậu rửav mặt, đồ chơi bác sĩ khám bệnh…..

- Đồ chơi nấu ăn….

- Tháp 8 tầng, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ…..

- Tranh ảnh, một số trò chơi, bài hát trong chủ đề……

- Lô tô, khối màu…..

- Đồ dùng đồ chơi các góc sắp xếp, trang trí, theo chủ đề.

3: Tổ chức hoạt động

  1. Bước 1: Thoả thuận trước khi chơi

* Gây hứng thú

- Cô cho trẻ chơi T.C, hát múa, đọc thơ…Trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào hoạt động

* Giới thiệu góc chơi- lựa chọn chủ đề chơi

- Góc thao tác vai có búp bê, đồ chơi nấu ăn, đò chơi bác sỹ…..dùng để bế em, nấu ăn, khám bệnh đấy.

- Góc hoạt động với đồ vật có tranh ảnh để trò chuyện về gia đình, các đồ dùng đồ chơi trong gia đình, đồ chơi của bé, xâu vòng , tháo lắp tháp 8 tầng, nặn đôi đũa, xếp gara ôtô….

- Góc vận động  có các trò chơi vân động, chơi với cát nước….. Tập mở sách, xem sách, tranh chuyện.

- Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không?

- Khi chơi chúng mình chơi như thế nào?

- Có ném đồ dùng đồ chơi không? Chơi xong chúng mình phải làm gì?

- Cô mời trẻ về góc trẻ thích và chơi.

- Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc.

  1. Bước 2: Quá trình chơi

- Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ.

- Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ.

+ Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời.

+ Đối với những trẻ đã biết cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn.

VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết bế em cô đến nhập vai: để tôi bác bế em, ru em nhé. Tôi bế em bằng 2 tay, 1 tay cao 1tay thấp tay thấp vỗ nhẹ vào mông và rue m ngủ….hoặc khám bệnh phai đeo ống nghe vào tai, khám xong kê đơn thuốc.

- Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi… để uấn nắn kịp thời.

- Sử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra

- Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán.

  1. Bước 3: Nhận xét sau khi chơi

- Trước khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Chơi có vui không?

- Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi hư?

- Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau.

* Kết thúc

- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi ( vừa thu dọn vừa hát bài “ Giờ chơi đã hết” ) Chú ý đến kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 1753530172961645480

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item