Giáo án mầm non lớp lớn KPKH: Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/10/giao-an-mam-non-lop-lon-kpkh-moi-quan-he-giua-cac-thanh-vien-trong-gia-dinh.html
Giáo án mầm non lớp lớn
HOẠT ĐỘNG HỌC:
KPKH: Mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kể về những người thân
trong gia
đình của mình (Biết tên gọi và công việc, sở thích của các thành viên trong gia đình, biết hình dáng, tóc,... của người thân trong gia
đình bé)
2. Kỷ năng:
- Trẻ biết cách xưng hô
với mọi người trong gia đình, họ hàng bên nội, bên ngoại.
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp
phù hợp với chuẩn mực văn hoá.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc những người thân
trong gia đình của mình., kính trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh về gia đình
- Tranh về họ hàng bên nôi, bên ngoại.
- Tranh nối số về họ hàng gia đình.
- Tranh về họ hàng bên nôi, bên ngoại.
- Tranh nối số về họ hàng gia đình.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng lô tô
về các các thành viên trong gia đình
III. TIẾN HÀNH
- Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thươnng nhau”
- Trò chuyện về bài hát.
* Hoạt động 1: “Trò chuyện về
các thành viên và công việc của các thành viên trong gia đình”
- Cô gợi hỏi và cho trẻ tự kể về tên các thành viên trong gia
đình, công việc của mỗi người trong gia đình trẻ.
- Nói đến gia đình thì có
rất nhiều loại: Có gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình 2 thế hệ, 3 thế
hệ....
- Hãy nhìn xem những bức tranh
của cô thuộc loại gia đình nào nhé!
* Hoạt động 2: Quan sát một số tranh về gia đình
- Cô đưa lần lượt từng
tranh cho trẻ quan sát, chỉ vào từng tranh và hỏi:
- Đây là gia đình có mấy
con? Thuộc loại gia đình đông con hay ít con?vì sao con biết?
- Tương tự cô cho trẻ xem
tranh và nói về gia đình đông con, gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ.
- Gia đình con có mấy thế
hệ? (Cho một số trẻ lên giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp biết.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ lô tô trong đó có mô hình về các
loại gia đình (Đông con, ít con, gia đình 2 thế hệ, gđ 3 thế hệ, …)
- Cho trẻ dơ lô tô theo yêu cầu của cô
- Cô quan sát, nhận xét,
sửa sai.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi : “Về đúng nhà”.
- Cô thu rổ lại và mỗi trẻ giữ lại cho mình một
lô tô có hình ảnh gia đình (Đông con hay ít con), cô vẽ các vòng tròn trong
lớp, trên mỗi vòng tròn có ký hiệu một loại gia đình. Cho trẻ vừa đi xung quanh
vòng tròn vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh trẻ phải về ngôi nhà
giống với kiểu nhà trong lô tô mình có. Nếu ai bị nhầm sẽ phải nhảy lò cò.
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ
đổi lô tô cho nhau.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Giáo dục: Mỗi chúng ta đều có một ngôi nhà, được sống hạnh phúc trong
ngôi nhà của mình, chúng mình phải làm gì để chăm sóc ngôi nhà của mình?
- Phải luôn giữ gìn ngôi
nhà của mình, không vẽ bậy lên tường nhà, thường xuyên giúp bố mẹ quét nhà, lau
chùi một số đồ dùng trong gia đình của mình. Và biết yêu quý, chăm sóc những
người thân trong gia đình của mình, kính trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
Có như vậy ngôi nhà của chúng mình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
CHƠI NGOÀI TRỜI
a) HĐCCĐ: Dạo chơi quanh sân trường
- Chuẩn bị trang phục cô
và trẻ gọn gàng
- Dặn dò trẻ trước khi ra
sân
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái.
- Trò chuyện với
trẻ về chủ đề
- Cho trẻ đi dạo một vòng
quanh sân trường
- Trò chuyện với trẻ về
cảnh vật xung quanh trường Mầm non.
* Giáo dục trẻ biết yêu
trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh sân trường sạch sẽ.
b) TCVĐ: Kéo co
- Cô nêu luật chơi,
cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2
– 3 lần.
c) Chơi tự do.
- Chơi với bóng, chong
chóng, đồ chơi ngoài trời….
-
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô nhận xét tuyên dương