GIÁO ÁN MẦM NON CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT 4 TUỔI

GIÁO ÁN MẦM NON CHỦ ĐỀ :   THẾ GIỚI THỰC VẬT LỚP 4 TUỔI                                  Thời gian thực hiện 3 tuần từ .../.../... – ...

GIÁO ÁN MẦM NON
CHỦ ĐỀ :  THẾ GIỚI THỰC VẬT
LỚP 4 TUỔI
                                 Thời gian thực hiện 3 tuần từ .../.../... – .../.../2018
Sau khi học song chủ đề này trẻ có thể:
STT
Mục tiêu gd chủ đề
Nội dung gd chủ đề
Hoạt động giáo dục
I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.

* Dinh dưỡng sức khỏe

2
- Trẻ nhận biết được và lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…

- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Hoạt động ăn hằng ngày:
+ Trước khi ăn cô cùng trẻ trò chuyện về món ăn trong ngày.
+ Hỏi trẻ : món ăn cung các chất dinh dưỡng gì?
- Hoạt động chơi : Trò chuyện nhóm thực phẩm, chơi góc bán hàng, góc nấu ăn.
3
- Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản.

- Nói được các món ăn hằng ngày ở lớp, ở nhà.
-  Làm quen với một số thao tác đơn giản  trong chế biến một số món ăn, thức uống : rau có thể luộc, nấu canh; thịt  có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Hoạt động ăn hằng ngày:
+ Trước khi ăn cô cùng trẻ trò chuyện về món ăn trong ngày.
+ Hỏi trẻ : món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng gì?
- Hoạt động chơi:
+ Trẻ chơi góc nấu ăn.
4
- Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống  nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…)
 

- Hoạt động ăn: Hằng ngày.
+ Trước khi ăn trò chuyện cùng trẻ các món ăn, biết ăn chín uống sôi…
- Hoạt động chơi : Trò chuyện, chơi góc nấu ăn, góc bán hàng.
5
- Trẻ có khả năng thực hiện được một số việc  đơn giản:Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.
Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Hoạt động lao động tự phục vụ :
+Trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Rửa mặt sạch sẽ…
+ Thực hiện rửa tay rửa mặt theo  các bước.

*Phát triển vận động
41
-  Các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
-   - Tung, ném, bắt:
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- HĐ học :
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
19
- Trẻ có khả năng thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp : Chạy, ném, bò...
-   - Bò, trườn, trèo:
-   + Bò dích dắc qua 7 điểm.
- HĐ học :
-    + Bò dích dắc qua 7 điểm.
-    

II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

26
- Trẻ biết thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận.
- Xem tranh ảnh, quan sát thực tế, xem video clip, trò chuyện, thảo luận…. để biết được về đặc điểm một số mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng.

- HĐ đón trẻ :
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.
- HĐ học :
+ Trò chuyện về một số loại rau, củ, quả.
+ Trò chuyện về một số loại cây.
+ Trò chuyện về một số loại hoa, quả.

29
- Trẻ biết nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
- Đặc điểm, ích lợi của  cây, hoa , quả.
- Quá trình phát triển của cây.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số loại rau, hoa, quả. 
- Cách chăm sóc và bảo vệ cây, hoa…

- Hoạt động đón trẻ trò chuyện:
+ Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- HĐ học :
+ Trò chuyện về một số loại rau, củ, quả.
+ Tìm hiểu về sự phát triển của cây.
30
- Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và  tạo hình... như: Thể hiện vai chơi, vẽ, xé dán, hát các bài hát…
- Thể hiện vai chơi trong hoạt động góc, Các sản phẩm tạo hình, … theo chủ đề.
- HĐ chơi :
+ Trẻ chơi góc phân vai : bác sỹ, gia đình, nấu ăn.
+ Chơi góc nghệ thuật
31
- Trẻ biết quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm;Trẻ biết so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.

- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. hỏi: bao nhiêu? đây là mấy?... Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
 -Nhận biết các chữ số, số lượng và số thứ tự  trong phạm vi 9.
- So sánh giữa các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. 
- HĐ chơi :
+ Trẻ đếm số lượng đồ dùng
đồ chơi trong phạm vi 10
+ Trẻ tìm và đếm số lượng các đồ vật xung quanh lớp có số lượng 8.
-         HĐ học :
+  Dạy trẻ “ Đếm
đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9 ”.

32
- Trẻ biết gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 và đếm.

- Gộp, tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.

- HĐ học:
+ Tách gộp nhómđối tượng có số lượng là 9.
- HĐ chơi :
+ Trẻ ôn cách tách gộp trong các buổi chiều, trong các trò chơi…

III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ


*. Nghe hiểu lời nói
49
- Trẻ hiểu được nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..).

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

- Đón trả trẻ, trò chuyện hằng ngày.
+ Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, ích lợi của một số loại cây, hoa và quả…
51
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
 - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

- Đón trả trẻ, trò chuyện hằng ngày.
+ Cô mở đĩa CD cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ…
- HĐ học :
* Thơ:  Rau ngót, rau đay.
 “ Cây bàng”; " Lời chào của hoa".
*Truyện: Quả bầu tiên; cây khế; sự tích hoa hồng.

70
- Trẻ nhận dạng  được các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- HĐ học :
+ Làm quen chữ cái “ l, m, n”.
+ Làm quen chữ cái h, k.
IV. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
76
- Trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp ) theo bài hát, bản nhạc.

- Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển).

- HĐ đón trả trẻ :
+ Cô mở các bài hát, giai điệu dân ca…cho trẻ nghe.
- HĐ học :
+ Nghe hát “ Quả, Màu hoa, Em yêu cây xanh”
+ Nghe hát : “ lý cây bông :“ Cây trúc xinh”, “ Hoa thơm bướm lượn ;
+ Trẻ hứng thú, hưởng ứng theo lắc lư, múa theo giai điệu dung bài hát.



Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình
78
- Trẻ hát được  đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình  cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...

- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...

- HĐ đón, trả trẻ :
+ Cô cho trẻ hát các bài hát theo chủ đề
- HĐ học :
+ Hát “ Quả”
+ Hát “ Em yêu cây xanh”.
+ Hát “ Màu hoa”.

79
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).

- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp).

- HĐ học :
+ Vận động theo giai điệu bài hát “Quả”.
+ Vận động theo giai điệu bài hát “Em yêu cây xanh”
+ Vận động theo giai điệu bài hát “ Màu hoa”
- HĐ chơi :
+ Trẻ chơi hoạt động góc : góc âm nhạc…
+ Trẻ dạo chơi ngoài trời.
80
- Trẻ có khả năng phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm.
-         Hoạt động học:
+ Vẽ theo ý thích.

81
- Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để  tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. 

- Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm  có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.

- HĐ học :
+ “ Vẽ hoa theo ý thích ”.
- HĐ chơi :
+ Trẻ chơi trong hoạt động góc : góc nghệ thuật.

85
- Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc,hình dáng, bố cục.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.

- HĐ học :
+ Trẻ được nhận xét sản phẩm của bạn và bản thân.

Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
88
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Nói lên được ý tưởng và tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm  theo ý thích .
- Nói lên  ý tưởng tạo hình của mình.

- HĐ học :
+ Trẻ nói được ý tưởng để trang trí bưu thiếp tặng chú bộ đội“ ”.
+ Trẻ nói được ý tưởng để vẽ “ hoa theo ý thích ”.


V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KN XÃ HỘI

Thể hiện sự tự tin, tự lực
93
- Trẻ biết tự làm một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật chơi...).

- Thực hiện công việc được giao (vệ sinh cá nhân, trực nhật, xếp dọn đồ chơi...).

- HĐ lao động tự phục vụ, vệ sinh:
+ Trẻ tự lấy ghế ngồi, tự thay quần áo….
- HĐ chơi :
+ Tự lấy cất dọn, đồ chơi.
+ Tự lấy, cất dọn đồ dùng học tập.
94
- Trẻ biết cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.

- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.

-         Hoạt động học:
+ Trẻ biết cố gắng hoàn thành sản phẩm tạo hình giống cô.
+ Trẻ biết nhận xét, đưa ra y kiến về sản phẩm tạo hình của mình và của bạn.

Quan tâm đến môi trường

105
- Trẻ thích chăm sóc cây.

- Bảo vệ chăm sóc cây, hoa...

-         Hoạt động học:
+ Giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc và bảo vệ cây, hoa…
107
- Trẻ biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...).

- Giữ gìn vệ sinh môi trường. nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...).
-         Hoạt động học:
+ Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định
108
- Trẻ biết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
- Tiết kiệm điện, nước: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
- Hoạt động lao động tự phục vụ :
- Trẻ biết tiết kiệm nước khi rửa tay
- Trẻ ăn hết xuất, không bỏ thừa thức ăn.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 178649989534406593

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item