Giáo án nhà trẻ KẾ HOẠCH NHÁNH II Lớp học của bé
Giáo án nhà trẻ KẾ HOẠCH NHÁNH II: Lớp học của bé I . Đón trẻ , chơi, thể dục sáng 1. Đón trẻ , chơi Cô đến lớp trước 15 phút qu...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-nha-tre-ke-hoach-nhanh-ii-lop-hoc-cua-be.html
KẾ HOẠCH NHÁNH II: Lớp học của bé
I.
Đón trẻ , chơi, thể dục sáng
1. Đón trẻ , chơi
Cô
đến lớp trước 15 phút quét dọn phòng học sạch sẽ.
-
Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ.
-
Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ
huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ.
-
Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh các sản phẩm tạo hình của bé.
-
Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Trường mầm non
2.Thể dục sáng: Tập
kết hợp với các động tác bài tập phát triển chung
Mục đích – yêu cầu:
-
Trẻ biết tập thở sâu, phát triển cơ bắp.
-
Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
-
Trẻ hứng thú tham gia tập.
Chuẩn bị:
-
Sân ( sàn nhà ) bằng phẳng, khô ráo.
-
Quần áo trẻ gọn gàng.
1. Khởi động:
-
Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa kết hợp hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu”, cô đi ngược chiều với
trẻ. Cho trẻ đi các kiểu: Đi thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy
nhanh, chạy chậm...Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc thành hàng dọc rồi chuyển
thành hàng ngang và dãn cách đều.
2. Trọng động:
Tập theo nhịp đếm
4 lần x 4 nhịp.
- Động
tác hô hấp: Hít vào , thở ra
-
Tay : Hai tay ra phía trước, đưa lên cao.
-
Chân : Đứng khuỵu gối.
-
Bụng : Đứng quay người sang hai bên
-
Bật : Bật tách, khép chân.
3. Trò chơi vận
động: Bóng tròn to
-
Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi.
-
Cô hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần.
4. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ
đi nhẹ nhàng quanh sân 1 - 2 vòng
II .Chơi , hoạt động ở các góc.
Tên góc
|
Nội dung
|
Yêu cầu
|
Chuẩn bi
|
Cách tiến hành
|
- Góc phân vai
|
-
Đóng vai cô giáo,
lớp học, phòng y tế
|
Trẻ nhận
ra các góc chơi, biết phân biệt vai chơi, thể hiện được hành động của vai
chơi, phù hợp với vai chơi
|
Bộ
đồ chơi dạy học bộ đồ bac sĩ,
|
Bước
1:Giới
thiệu các góc chơi bằng thẻ ký hiệu:
-
Cô hỏi trẻ những góc chơi mà trẻ đã chuẩn bị cho buổi chơi .Cô giới thiệu
cách chơi cho trẻ
*Bước 2:Giúp trẻ nhận vai chơi và thoả thuận nội dung, nội qui của các góc
chơi:
Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào?
VD: Ai thích chơi ở góc phân vai?
Ai
thích chơi ở góc xây dựng?...
-
Cô hỏi trẻ ý định chơi ở các góc và chơi như thế nào
-
Các con hãy lấy thẻ của mình vào các góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi với
nhau nhé.
*Bước 3: Duy trì hứng thú chơi của trẻ
-
Khi về nhóm chơi trẻ thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chung
-
Cô quan sát tất cả các góc chơi ,cô đóng vai và chơi với trẻ
VD:
ở góc chơi phân vai trẻ chưa biết cách chơi đóng vai cô giáo là phải làm gì
thì cô gợi ý hướng dẫn để trẻ thể hiện đúng vai chơi
Tương tự những góc chơi khác cô cũng quan
sát và gợi ý trẻ chơi
-
Những góc đã biết cách chơi và chơi thành thạo cô bổ sung đồ chơi mới ,tạo
tình huống ,mở rộng nội dung chơi để trẻ hứng thú chơi và chơi 1 cách tích cực
-
Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi
*Bước 4: Nhận xét góc chơi:
-
Cô đến từng góc chơi để nhận xét
-
Cô động viên khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
|
- Góc xây dựng:
|
Xây dựng trường
mầm non của bé, lắp ghép lớp học, lắp ghép đồ dùng đồ chơi trong lớp.
|
- Trẻ
biết sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn, đồ chơi có sẵn để lắp ghép
|
- Góc
xây dựng: bộ đồ chơi xây dựng:Gạch ,hoa ,hình khối…bộ đồ lắp ghép
|
|
- Góc học tập:
|
- Chơi
với lô tô
|
-Trẻ
biết chơi với lô tô,phân loại lô tô
|
lô tô
về các đồ dùng, đồ chơi
|
|
- Góc nghệ thuật
|
Hát và vận động những bài hát trong chủ đề ,vẽ, nặn đồ
dùng đồ chơi trong lớp
|
Trẻ biết
hát múa biểu diễn các bài hát về chủ đề, biết vẽ, nặn ,tô màu về trường mầm
non
|
Dất nặn
,giấy A4, sáp màu, giấy vẽ, các bài hát về chủ đề trường mầm non
|
III.CHUẨN
BỊ:
1.
Đồ dùng của cô:
-
Tranh, ảnh, truyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của trẻ, của cô, của các
thành viên trong trường mầm non.
-
Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện ... liên quan đến chủ đề.
-
Bút sáp màu, đất nặn, bảng, giấy A3, A4, giấy màu, giấy họa
báo... để trẻ làm quen và tô, vẽ, cắt, dán ...
-
Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng.
-
Đồ dùng, đồ chơi cho góc đóng vai; cô giáo, bác cấp dưỡng, ..
-
Dụng cụ vệ sinh, trang trí góc, lớp.
2.
Đồ dùng của trẻ:
-
Đất nặn, bảng con, vở tạo hình, làm quen với toán, bút sáp màu, giấy A4, giấy
màu, hồ dán, kéo ...
-
Lô tô về chủ đề trường, lớp mầm non.
- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
Post a Comment