Giáo án lớp 5 - 6 tuổi LỊCH HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRĂNG RẰM

Giáo án lớp 5 - 6 tuổi LỊCH HOẠT ĐỘNG  LỄ HỘI TRĂNG RẰM

LỊCH HOẠT ĐỘNG
 LỄ HỘI TRĂNG RẰM


Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Trò chuyện về việc cháu phải vào chổ ngồi đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trò chuyện về bệnh sốt xuất huyết đối với trẻ, cho trẻ biết muỗi do lăn quăng tạo thành do đó nên diệt lăn quăng…
- Trò chuyện về bệnh tay- chân- miệng và cách phát hiện bệnh.
Thể dục sáng
1. Hô hấp 2: Thổi bóng bay…
2. Tay 2: Đưa ra phía trước sang ngang.
3. Chân 4: Bật đưa chân sang ngang
4. Bụng 4: Đứng quay người sang bên.
5. Bật 2: Bật tiến về trước.
Điểm danh
* Điểm danh
- Trẻ phát hiện bạn ở tổ nào vắng? Lí do vắng.
* KPCĐN
Trò chuyện về chủ đề bản thân.
* Chế độ sinh hoạt 1 ngày của bé.
- Hôm nay bé học gì?
* Giới thiệu sách truyện, giới thiệu sách mới cho trẻ biết tên sách.
* Thời gian, thời tiết.
- Cháu biết hôm nay ngày mấy? Nhận biết được thời gian thời tiết.
* Tâm trạng:
- Trẻ hiểu được tâm trạng vui, buồn, ngạc nhiên.
* Điểm danh
Trẻ phát hiện bạn ở tổ nào vắng, thăm hỏi bạn khi bạn đi học lại.
* Thông tin
Tuyên truyền thông tin trên đài trên báo cho cháu nghe và mời cháu phản hồi thông tin lại.
* Thời gian thời tiết.
Cháu biết ngày hôm nay, nhận xét về thời tiết.
* Tâm trạng.
- Trẻ nêu được tâm trạng của mình hôm nay.
Hoạt động học
   KPCĐN
Trò chuyện về ngày tết trung thu.
- Cháu biết các đặc điểm của ngày tết trung thu và các hoạt động chin trong lễ hội.
     PTTC
Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân.
- Cháu truyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay đúng tư thế.
PTNT
Nhận biết phân biệt khối cầu khối trụ.
- Cháu biết phân biệt khối cầu và khối trụ
PTNN
Làm quen vói chữ cái a, ă, â.
- Cháu biết cấu tạo của  chữ cái a, ă, â.
PTTM
DH: Gác trăng
NH: Chiếc đèn ông sao
- Cháu nhớ được tên của bài hát, và tác giả.
Chơi ngoài trời
Quan sát
Lồng đèn
TCVĐ
Ghép tranh.
TCDG
Dung dăng dung dẻ
TC: Trời nắng trời mưa.
Chơi tự do
Chơi với cát, nước, đất nặn, phấn… đã chuẩn bị.
Quan sát
Màu sắc của lồng đèn.
TCVĐ
Chạy tiếp cờ
TCDG
Lộn cầu vòng
TC: Ai nhanh nhất Chơi tự do
Chơi với cát, nước, đất nặn, phấn… đã chuẩn bị .
Quan sát
Các hình dạng của lồng đèn
TCVĐ
Ai nhanh
TCDG
Chi chi chành chành
TC: Trời nắng trời mưa
Chơi tự do
Chơi với cát, nước, đất nặn, phấn… đã chuẩn bị
Quan sát
Bánh trung thu
TCVĐ
Trời nắng trời mưa.
TCDG
Thả đỉa ba ba
TC:
Chơi tự do
Chơi với cát, nước, đất nặn, phấn… đã chuẩn bị
Lao động tập thể
Chơi góc
PV: Mẹ con TV:Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, ngắt giọng đúng chổ.
NT: Trẻ biết thể hiện các kỹ năng hát, múa vận động theo nhạc các bài hát nói về chủ đề bản thân.
XD: Nhà bếp
TN: Trẻ biết thực hiện hiện tượng chất tan và không tan và biết ghi thí nghiệm.
PV: Trẻ biết giao tiếp và mời khách mua hàng, biết nói giá, chọn mẫu hàng phù hợp.
NT: Vẽ tranh nói về bản thân.
XD: Xây nên công viên
Khám phá
Chăm sóc cây trồng, tưới nước bón phân cho cây.

Vệ sinh ăn ngủ
- Rèn luyện thói quen thực hiện các thao tác vệ sinh để phòng tránh bệnh
 tay – chân – miệng.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giới thiệu các món ăn và lồng ghép dinh dưỡng cho cháu.
- Đảm bảo an toàn khi trẻ ngủ.

Hoạt động chiều
- Tìm thực phẩm chứa vitamin A.
- Chơi TCVĐ: Thỏ về chuồng.
- Tổng kết chủ đề: Hát múa trưng bày sản phẩm.
Trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của cháu, các hoạt động trong ngày của trẻ.
  
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động: Quan sát lồng đèn

I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm công dụng của lồng đèn
- Luyện cho cháu kỹ năng chơi các trò chơi theo chủ đề, trò chơi tự do.
-  Cháu hứng thú thực hiện.
 - Cháu biết giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, bảo vệ các cơ quan trên cơ thể.
 II. Chuẩn bị:.
- Lồng đèn
- Trò chơi: Ghép tranh lồng đèn, dung dăng dung dẻ, trời nắng trời mưa.
+ Chơi tự do với đất nặn, giấy vẽ chì màu, cát, nước, bóng…
 III. Tổ chức hoạt động:
v Hoạt động : Ổn định.
- Cô cho cháu hát bài hát “ Chiếc đền ông sao ”.
Hoạt động 1: Quan sát lồng đèn
 - Sắp đến ngày gì rồi các con?( Tết trung thu)
- Tết trung thu có những hoạt động gì?( Được ăn bánh trung thu, được chơi lồng đèn….)
 - Hôm nay cô thấy các con rất là ngoan nên cô sẽ cho các con quan sát lồng đèn
- Cô mời lớp nhắc lại đề tài. ( Cháu nhắc 2 lần)
- Cô cho trẻ xem chiếc lồng đèn.
- Đây là gì vậy các con?( Lồng đèn)
- Lồng đèn có màu gì?( màu đỏ)
- Lồng đèn có hình dạng như thế nào?( Ngôi sao)
- Ngôi sao có mấy cánh?( 5)
- Ngoài hình ngôi sao, lồng đèn có hình dáng như thế nào ?
- Chúng ta sử dụng lồng đèn để làm gì?( Trẻ trả lời)
- Chúng ta được chơi lồng đèn vào dịp nào?( Tết trung thu)
-Khi chơi lồng đền thì các con phải như thế nào?( Phải chơi nhẹ nhàng, cẩn thận…)
v Hoạt động 2: Chơi trò chơi.
- Các con quan sát cái chảo rất ngoan, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi: “ Ghép tranh ”.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát, khi nghe lệnh “ Bắt đầu” thì bạn đầu hàng chạy lên lấy các mảnh ghép để ghép thành 1 bức tranh hoàn chỉnh khi lấy xong rồi đi về đứng cúi hàng, kế tiếp bạn thứ hai chạy lên lần lượt cho đến hết bạn trong hàng mỗi lần chi lấy được 1 mảnh ghép.
- Luật chơi: Đội nào chạy nhanhlấy được nhiều mảnh ghép để tạo thành bức tranh hơn là đội đó thắng.
- Cô chia 1 đội chơi thử 1 lần.
- Cô cho cả lớp chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Ghép tranh).
- Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ
- Cô nói cách chơi và cô cho cháu chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? (Dung dăng dung dẻ)
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa.
- Cách chơi: Cô cho cả lớp làm những chú thỏ đi tắm nắng vừa đi vừa hát bài trời nắng trời mưa, khi hát hết bài thì phải chạy về chuồng của mình.
- Luật chơi: Khi hát đến hết bài bạn nào không về chuồng của mình thì sẽ phải nhay lò cò.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?(  Trời nắng trời mưa)
v  Chơi tự do.
* Nhận xét tiết học

Nhận xét:………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………

HOẠT ĐỘNG GÓC

I. Mục đích – yêu cầu:
- Cháu biết lựa chọn góc chơi.
- Cháu biết thỏa thuận vai chơi, biết liên kết vai chơi ở các góc chơi với nhau.
- Khi chơi biết trao đổi nhẹ nhàng, chơi xong biết dọn đồ chơi.
- Biết phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, cảm nhận, hoạt động theo nhóm góc mà mình lựa chọn: xây theo ý tưởng, lắp ghép, mua đồ, tô màu, cắt dán…
- Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động.
-  Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi, nhường nhịn bạn, dọn dẹp ngăn nắp sau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
1.Góc phân vai:
- Bộ đồ dùng gia đình, bánh sinh nhật, tiền giả bằng vé số.
- Đồ dùng khám bệnh
- Hoa, quả, bánh kẹo, quần, áo, nón, dép…ở góc bán hàng.
2. Góc xây dựng:
-Vật liệu xây dựng: Khối xây dựng, gạch, hàng rào, cây xanh, hoa, cây cỏ, thùng rác…
3.Góc nghệ thuật:
- Giấy vẽ, bút vẽ, bút vẽ, giấy màu, hồ dán.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ…
4. Góc học tập và sách:
- Các loại sách truyện, bài tập về các loại đồ dùng phục vụ bản thân.
- Giấy màu, hồ dán, kéo…
5. Góc thiên nhiên
- Các loại cây, chậu, cát, nước…
- Cô chuẩn bị đồ chơi đầy đủ ở các góc, dây đeo kí hiệu của góc chơi
- Các bài hát về chủ đề bản thân..
II Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định.
- Cô cho cháu hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” ( Cháu hát).
- Tết trung thu các con sẽ được gặp ai?( Chị hằng, chú cuội)
- Chị hằng và chú cuội trong lớp chúng ta được chơi ở góc nào? ( Góc phân vai)
- Trong lớp chúng ta có bao nhiêu góc chơi?(5 góc chơi)
- Các con vừa khám phá những góc chơi gì? ( Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc học tập và góc thiên nhiên)
- Lớp chúng ta có những góc gì? ( Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, và góc thiên nhiên)
Gợi cho trẻ biết góc xây dựng có vai nhóm trưởng, lái xe chở vật liệu,
thợ xây.
- Vào góc xây dựng các con sẽ xây gì? ( Xây trường mầm non)
- Dụng cụ để xây trường mầm non là gì? (  Gạch, khối gỗ, lon sữa...)
- Vào góc phân vai các con làm gì? ( Đi chợ, đến cửa hàng mua bánh trung thu..)
- Vào góc nghệ thuật các con phải làm sao?
- Vào góc học tập các con làm gì?
- Khi chơi chúng mình phải làm gì?( Không nói to đi nhẹ nhàng, không tranh dành đồ chơi, phải liên kết các góc chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi).
* Hoạt động 2: Cháu vào các góc chơi
* Hôm nay cô cho các con vào góc chơi.
- Cô nhắc cháu đeo day đeo vào và thỏa thuận vai chơi ( Cháu đeo dây đeo).
- Cô đi quan sát và giúp đỡ các góc chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét các góc chơi.
* Cô nhận xét các góc chơi nhỏ.
- Cô tập trung cháu lại góc xây dựng.
+ Cô mời 1 cháu làm đội trưởng nói cách xây trường mầm non.
+ Xây được trường mầm non con phải xây những gì? ( Cổng, hàng rào, lớp học, cây che bóng mát, cây cỏ hoa, đồ chơi...).
* Cô nhận xét góc chơi.
Giáo dục: Chơi xong các con dọn dẹp đồ chơi lại gọn gàng ngăn nắp nhé, để lần sau chơi tiếp.
* Nhận xét tiết hoạt động.

Nhận xét:………………………………………………………………

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 266200985946705104

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item